Theo đó, công điện nêu thời gian qua, bằng nhiều biện pháp, kinh tế phục hồi, tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, vốn đầu tư tích cực giải ngân, doanh nghiệp hoạt động ổn định góp phần tạo việc làm, thu nhập người lao động cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Tuy vậy, một bộ phận doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và đời sống người lao động do tác động của dịch COVID-19, cạnh tranh giữa các nước lớn…
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP |
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác để thực hiện hiệu quả chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội.
Hoạt động kết nối cung cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động phải được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các bên triển khai các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh tranh chấp lao động, bỏ việc làm song song với sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp nhằm bảo đảm duy trì việc làm, sắp xếp và giải quyết chế độ cho người lao động đúng quy định. Đồng thời, cơ quan này hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm mới.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và chuỗi cung ứng, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
Đặc biệt trong Tết dương lịch và Tết âm lịch 2023, Thủ tướng đề nghị bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, phối hợp với các địa phương thường xuyên quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, sử dụng, cắt giảm việc làm, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động.
Chủ tịch UBND các tỉnh thành có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan chức năng theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh và chi trả tiền lương, thưởng cho người lao động, nhất là đối tượng mất việc, thiếu việc sớm ổn định cuộc sống.
Yêu cầu các doanh nghiệp nỗ lực duy trì, bảo đảm chế độ; tiền lương, thưởng; nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn… cho người lao động.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chạm mốc 700 tỷ USD
Mốc 700 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu đã được thiết lập tính đến giữa tháng 12/2022. Bộ Công Thương dự kiến nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay sẽ lập đỉnh mới ở mức 725-730 tỷ USD và tiếp tục cân bằng cán cân thương mại, có xuất siêu.