Tổng thống Brazil cho phép phá rừng để tăng diện tích đất nông nghiệp

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Bolsonaro nhiều lần nói rằng Brazil nên mở cửa rừng Amazon cho các lợi ích kinh tế.

Tốc độ đáng quan ngại

Tỷ lệ rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá đã ổn định trong vài tháng đầu tiên khi ông Bolsonaro lên làm Tổng thống, nhưng bắt đầu tăng lên vào tháng 5 và 6 vừa qua – Viện Nghiên cứu Không gian quốc gia Brazil (INPE) chuyên giám sát rừng Amazon bằng vệ tinh cho biết.

“Trong vòng 6 tháng qua, ông Bolsonaro và Bộ trưởng Môi trường đã nỗ lực dỡ bỏ việc quản lý môi trường và vô hiệu hóa các cơ quan quản lý”, Thư ký điều hành Carlos Rittle của mạng lưới phi chính phủ về môi trường có tên Quan sát khí hậu nói.

Cháy rừng ở Amazon.
Cháy rừng ở Amazon.

Theo hình ảnh vệ tinh, khoảng 7.900km2 rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã biến mất từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2018. Diện tích này gấp 5 lần diện tích của London, gấp 10 lần diện tích của New York, 75 lần diện tích của Paris, và tương đương khoảng 6,3 triệu lần diện tích của một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Con số ấy dĩ nhiên là rất lớn, nhưng điều quan trọng là nó lớn hơn diện tức rừng bị phá hủy trong 1 năm trước đó tới 13,7%. Cùng với đó, hơn 1,12 tỉ cây đã bị chặt hạ.

Đặc biệt, con số này lớn hơn diện tức rừng bị phá hủy trong 1 năm trước đó tới 13,7% và theo BuzzFeed, con số đó tương đương với khoảng 1,185 tỉ cây bị chặt hạ, một con số rất đáng lo ngại.

Hơn 2/3 rừng Amazon nằm ở lãnh thổ Brazil và các nhóm môi trường cho rằng nhà lãnh đạo cực hữu Bolsonaro và Chính phủ của ông đứng sau tốc độ tàn phá rừng này khi họ nới lỏng các biện pháp kiểm soát nạn phá rừng trong nước.

Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) gọi ông Bolsonaro và Chính phủ của ông là một “mối đe dọa đối với trạng thái cân bằng khí hậu” và cảnh báo rằng về lâu dài, các chính sách của ông sẽ phải chịu “chi phí nặng nề” cho nền kinh tế Brazil.

Marcio Astrini- Điều phối viên Chính sách công của Brazil trực thuộc tổ chức Greenpeace đã nói với Reuters rằng Chính phủ dưới thời Bolsonaro đang ”chống lại môi trường” và đã cố gắng giảm bớt những hoạt động bảo vệ rừng mà không đưa ra kế hoạch nào chống lại nạn phá rừng.

Ông Astrini nói rằng: “Dưới thời Tổng thống Bolsonaro, những người phá rừng cảm thấy an toàn và những người bảo vệ rừng cảm thấy bị đe dọa”.

Tổng thống Brazil cho phép phá rừng

Theo số liệu của Chính phủ Brazil, các vụ cháy tại rừng Amazon đến thời điểm này đã tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù các vụ hỏa hoạn là chuyện thường xuyên và cũng xảy ra một cách tự nhiên trong mùa khô, song các nhà hoạt động môi trường đã chỉ trích việc nông dân Brazil đốt cháy rừng ngày càng thường xuyên để có đất canh tác.

Hoạt động nông nghiệp gia tăng ở khu vực Amazon có một phần được khích lệ ngầm bởi Tổng thống Bolsonaro – người mới lên nắm quyền vào tháng 1 vừa qua. Ông Bolsonaro từng nhiều lần nói rằng ông tin Brazil nên mở rộng cửa Amazon vì lợi ích kinh doanh, cho phép các công ty khai thác khoáng sản, gỗ cũng như tận dụng tài nguyên thiên nhiên và triển khai các hoạt động nông nghiệp tại đây.

Vào ngày 21/8, ông Bolsonaro đã đổ lỗi cho các Tổ chức phi Chính phủ đã châm lửa đốt rừng, song ông không đưa ra được bằng chứng cụ thể. Ngay hôm sau, ông Bolsonaro lại nói rằng hoạt động nông nghiệp bất hợp pháp có thể là nguyên nhân đằng sau các vụ hỏa hoạn.

Các công tố viên liên bang ở Brazil cho biết họ đang điều tra sự đột biến trong nạn phá rừng và cháy rừng hoành hành ở bang Pará để xác định xem cơ quan chức năng có giảm hoạt động giám sát và thực thi bảo vệ môi trường hay không. Các công tố viên sẽ xem xét một quảng cáo đã được đăng trên một tờ báo địa phương khuyến khích nông dân tham gia vào Ngày Lửa, trong đó sẽ đốt những khu rừng rộng lớn để lấy đất canh tác.

  Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.

Chủ tịch Hạ viện Brazil Rodrigo Maia xác nhận trên Twitter rằng ông sẽ thành lập một Ủy ban để theo dõi tình hình cháy rừng, đồng thời cam kết sẽ thành lập một nhóm đặc biệt với nhiệm vụ đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp cho Chính phủ.

Thiếu vắng hành động thực tế

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đều nói rằng họ lo ngại khi các biện pháp bảo vệ môi trường ở Brazil đang bị xói mòn, thế nhưng cả Pháp và Đức hay Liên minh châu Âu đều không làm gì ngoài việc chỉ đưa ra những lời nói.

Ngày 28/6 vừa qua, Liên minh châu Âu đã ký một thỏa thuận với Khối thương mại Nam Mỹ Mercosur, trong đó có sự tham gia của Brazil – một động thái mà các nhà môi trường nói rằng sẽ gây thêm áp lực lên Amazon và hệ sinh thái mong manh của nó.

Rừng Amazon thường được xem là lá phổi của hành tinh chúng ta, nó tạo ra 20% oxy trong khí quyển của Trái đất. Khu rừng này được xem là rất quan trọng đối với các nỗ lực đang diễn ra nhằm làm chậm sự nóng lên toàn cầu và đây cũng là nơi ở của vô số loài động vật, thực vật. Với kích thước bằng một nửa nước Mỹ, Amazon được xem là khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.

Tuy nhiên, thật đáng buồn là diện tích rừng Amazon đã bị thu hẹp dần trong thế kỷ qua với nạn phá rừng lên tới đỉnh điểm vào năm 1995 khi 29.059km2 rừng bị mất. Tốc độ tàn phá sau đó tuy giảm dần và đạt mức thấp nhất vào năm 2012, nhưng từ đó đến nay, tốc độ này lại tăng lên.

Viện Môi trường và Tái tạo Brazil (IBAMA) – cơ quan thực thi các vấn đề môi trường của nước này đã bị cắt ngân sách 23 triệu USD. Trong vòng 6 tháng, Chính phủ chỉ đề cử lãnh đạo của 4 trong số 27 văn phòng Nhà nước của IBAMA. Không văn phòng nào trong số 4 văn phòng này nằm ở các bang có thẩm quyền đối với rừng nhiệt đới Amazon.

Ngoài ra, số liệu chính thức của tổ chức Quan sát khí hậu cho thấy các hoạt động của IBAMA tiến hành năm 2019 đã giảm xuống từ đầu năm, khoảng thời gian mà ông Bolsonaro nhậm chức.

MINH TUẤN (t/h)

theo Tin 24h

Cháy rừng tại đảo Evia, Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp

Cháy rừng tại đảo Evia, Hy Lạp ban bố tình trạng khẩn cấp

Hy Lạp đã ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy nhiều khu rừng tại đảo Evia, cư dân tại 4 ngôi làng phải sơ tán.