Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Liệu bạn có đang bị trầm cảm không, và đang ở mức độ nào? 18 câu hỏi của Nhà tâm thần học Ivan K. Goldberg sẽ giúp bạn tự kiểm tra và phát hiện liệu mình hay những người thân có mắc phải trầm cảm hay không. Vậy nên hãy trả lời trung thực nhất!
18 câu hỏi của Nhà tâm thần học Ivan K. Goldberg sẽ giúp bạn tự kiểm tra, phát hiện trầm cảm. |
Hãy chọn 1 đáp án duy nhất, mỗi câu hỏi sẽ có mức điểm từ 0 đến 5 điểm tương ứng với từ thấp đến cao. Cộng tất cả điểm và xem đáp án nhé:
Tự cho điểm
0 điểm: Không bao giờ
1 điểm: Hơi ít
2 điểm: Thỉnh thoảng
3 điểm: Vừa phải
4 điểm: Khá nhiều
5 điểm: Cực kỳ thường xuyên
Câu hỏi
1. Tôi làm bất kỳ chuyện gì cũng chậm rãi và lề mề.
2. Tôi thấy tương lai của mình thật sự mù mịt.
3. Tôi cảm thấy rất khó tập trung trong việc đọc sách báo.
4. Tôi không thể cảm nhận được những niềm vui và hạnh phúc xung quanh bản thân.
5. Tôi không thể tự đưa ra quyết định cho bất cứ việc gì.
6. Tôi không còn hứng thú với những việc đã từng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân.
7. Tôi luôn luôn thấy tâm trạng mình buồn phiền, chán nản và mệt mỏi.
8. Tôi thường xuyên có cảm giác bồn chồn, căng thẳng và bứt rứt.
9. Tôi thấy cơ thể mình luôn uể oải lẫn mệt nhoài mỗi ngày.
10. Tôi luôn thấy rất khó khăn khi làm bất kể việc gì, kể cả những thứ bình thường và nhỏ nhặt nhất.
11. Tôi bị dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi, cảm thấy bản thân đáng bị trừng phạt.
12. Tôi thấy bản thân mình là một kẻ thất bại trong mọi việc.
13. Tôi không thiết tha gì với cuộc sống nữa, chỉ muốn chết cho xong.
14. Bản thân lúc nào cũng ngủ quá ít hay quá nhiều, hoặc lẫn lộn với nhau chứ không theo nhịp sinh học.
15. Tôi luôn tự vấn bản thân và suy nghĩ đến chuyện tự tử.
16. Tôi thấy bản thân luôn gò bó, tù túng như bị giam hãm.
17. Tâm trạng tôi luôn có cảm giác hụt hẫng, kể cả khi những điều tốt đẹp xảy ra.
18. Cân nặng của bản thân không ổn định dù không ăn kiêng, luôn tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát.
Hãy trả lời trung thực nhất bạn nhé! |
Đáp án
0 – 9 điểm: Không có nguy cơ trầm cảm
Xin chúc mừng, bạn là một trong những người có sức khỏe tinh thần ở mức tốt và ổn định. Bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc với những gì xung quanh mình. Bất kể điều gì cũng không thể đánh gục bạn, luôn nỗ lực để hướng đến thành công và không phụ sự kỳ vọng của người khác đặt vào bản thân mình.
10 – 17 điểm: Có khả năng mắc trầm cảm nhẹ
Bạn đang có những dấu hiệu không ổn định về tâm lý, thường xuyên cáu gắt và cảm thấy mệt mỏi với những chuyện nhỏ nhặt. Tuy nhiên sau khi cảm xúc lắng xuống thì bạn lại trở về bình thường, không có gì quá đặc biệt hay quá nguy hiểm.
18 – 21 điểm: Nằm ngay ranh giới của trầm cảm
Ai rơi vào mốc điểm này nên hết sức lưu ý, chỉ cần một tác động tâm lý nhỏ thôi cũng sẽ làm những người này rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy bình thường bạn luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng hay cáu gắt nhưng nếu nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh thì sẽ trở nên yêu đời như thường. Nên lưu ý đừng buông thả bản thân, nếu không bạn sẽ rơi vào trầm cảm và khiến những cố gắng bấy lâu nay đổ sông đổ biển.
22 – 35 điểm: Trầm cảm mức trung bình
Tình trạng trầm cảm này thường không thể nhận biết bằng cách đánh giá bên ngoài được. Thông thường diễn biến bệnh luôn phát triển âm thầm khiến bản thân người bệnh không tự phát hiện được, chỉ những người xung quanh có thể nhận ra. Ngoài việc mất động lực, những người trầm cảm thường trằn trọc về đêm và hay suy nghĩ vẩn vơ. Trong trường hợp khác, họ có thể "kết bạn" với chiếc giường và ngủ cả ngày.
Đa phần chúng ta thường có xu hướng tìm đến sở thích của mình và tận hưởng nó mỗi khi buồn, nhưng những người mắc chứng trầm cảm thì lại lảng tránh nó. Suốt ngày chỉ thẩn thơ suy nghĩ, đi tìm nguyên nhân tại sao mình lại thua thiệt hay không bằng người khác. Bên cạnh đó còn mang tâm trạng buồn bã, khóc lóc không lí do.
Mức 36 – 53 điểm: bệnh trầm cảm dần trở nên trầm trọng hơn. |
36 – 53 điểm: Trầm cảm bắt đầu trầm trọng
Một khi đã ở mức điểm này thì bệnh trầm cảm dần trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh luôn thấy bi quan về bản thân, họ luôn tưởng tượng những tình huống xấu nhất có thể xảy đến với chính mình hoặc người thân xung quanh. Vì thế, họ ngày càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh và "chuyện bé xé ra to".
Những người này thường đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Họ cảm thấy luôn có những giọng nói văng vẳng trong đầu rằng mình chưa đủ tốt, rằng sẽ không ai yêu quý mình nếu biết được thật sự mình là con người như thế nào, rằng họ là một thất bại, họ không đáng được yêu thương… cho dù sự thật không phải như vậy.
54 điểm trở lên: Trầm cảm nặng
Đây là giai đoạn nguy hiểm và khó chữa nhất. Lúc này, người bệnh luôn thấy trống rỗng, không có động lực hay làm bất cứ việc gì, kể cả những việc họ đã từng yêu thích. Một số người nói rằng họ cảm giác như không thể nhận ra mình, không thể nhớ được lần cuối họ cảm thấy vui vẻ và tận hưởng cuộc sống là lúc nào.
Vì bản thân luôn thấy mặc cảm và tự ti nên họ luôn cho mình là gánh nặng của mọi người, là người thừa thãi không đáng được sống. Bởi thế nhiều người mắc trầm cảm nặng đều có những hành động tiêu cực như một hành vi giải tỏa cảm giác tội lỗi, tìm lại sự yên bình trong tâm hồn. Có thể kể đến như hành xác bằng cách cứa tay, tự làm đau bản thân hay thậm chí là tự vẫn…
Bệnh trầm cảm, "sát thủ" cướp đi sinh mạng của Sulli vì sao đáng sợ?
Xã hội hiện đại kéo theo xu hướng gia tăng bệnh trầm cảm. Hậu quả của nó không chỉ là chi phí y tế mà còn là nhiều bất ổn xã hội.