Tránh mua cổ phiếu các doanh nghiệp không tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, trình độ quản lý kém và tính minh bạch thấp

Nhiều F0 đổ tiền tiết kiệm của họ vào kênh đầu tư chứng khoán chưa từng biết đến trước đó. Tránh mua cổ phiếu các doanh nghiệp không tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, trình độ quản lý kém và tính minh bạch thấp...

Nhưng với việc mọi quốc gia bơm tiền vào nền kinh tế, cố gắng khởi động các “động cơ” (động lực) kinh tế thì từ đầu năm 2022, chúng ta đã thấy các dấu hiệu, một là lạm phát tăng mạnh, nhất là ở Mỹ và thứ hai là xung đột Nga - Ukraine mà không ai thực sự nghĩ sẽ xảy ra, đã xảy ra.

Tại Mỹ, có rất nhiều hành vi thao túng cổ phiếu kể từ khi thị trường chứng khoán được thành lập năm 1792 đến nay. Vào năm 2020, thị trường nước này chứng kiến một hiện tượng được gọi là “Reddit-trader” hoặc “Meme stock”, giá một số cổ phiếu như AMC, GME, BBIG, Nokia, BlackBerry… tăng mạnh nhờ hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội, không liên quan tới hoạt động kinh doanh. Sau đó, tất cả các cổ phiếu “Meme stock” đều lao dốc. Ở Việt Nam, các trường hợp tương tự diễn ra đối với mã DVD, CDO, FTM, ATG, TGG…

Một bài học khác là đa dạng hóa được đánh giá quá cao. Charlie Munger, bộ óc vĩ đại đằng sau thành công của Warren Buffett, cũng như những cái tên bạn có thể chưa biết như David Abrams, Lee-Chin, Mohnish Pabrai…, tất cả đều nói và sống theo quy tắc của danh mục đầu tư tập trung.

Các thị trường chứng khoán, bao gồm thị trường Mỹ (lớn nhất thế giới) bắt đầu đi xuống. Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index sụt giảm kể từ đầu tháng 4/2022.

Câu hỏi đặt ra là F0 nên làm gì sau những biến động mạnh của thị trường trong những tháng qua? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023?

Với kinh nghiệm đầu tư hơn 30 năm của mình, tôi biết rằng, câu nói “thủy triều dâng sẽ nâng tất cả các con thuyền” đã được nhiều nhà đầu tư áp dụng tại Việt Nam.

Việt Nam là một nền kinh tế có khả năng phục hồi cao sau dịch Covid-19, GDP trong 18 năm qua thường xuyên tăng 6 - 7%/năm và tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong 2 thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa.

Với sự ổn định về kinh tế - chính trị và những phản ứng kịp thời của các cơ quan quản lý trước những biến động trên toàn cầu, Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên trên con đường thịnh vượng.

Sống, làm việc và đầu tư tại Việt Nam từ năm 1994, tôi tin chắc rằng, động lực tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục được phát huy, loại bỏ mọi đại dịch toàn cầu hoặc khủng hoảng địa chính trị.

Là người quản lý Quỹ A +, một quỹ đầu tư tư nhân, chúng tôi có xu hướng đầu tư vào các công ty trước khi họ phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng hoặc trở thành công ty đại chúng. Chuyên môn của tôi là tìm kiếm những “viên kim cương” ẩn giấu đó và giúp chúng phát triển với sự tư vấn và đầu tư vốn của chúng tôi. Đối với tôi, thị trường chứng khoán là một phương tiện tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước.

Nếu tin tưởng vào sự phát triển của Việt Nam, chúng ta nên đầu tư vào thị trường chứng khoán. Năm 2021 là một năm phi thường đối với thị trường chứng khoán toàn cầu, giá tăng mạnh dù thế giới chìm trong khó khăn vì đại dịch Covid-19. Hàng triệu người Việt Nam đã chuyển sang các ứng dụng đầu tư và đầu tư chứng khoán online như một liều thuốc giảm căng thẳng trong thời gian giãn cách, cũng như cố gắng tìm cách bù đắp phần mất thu nhập ở nơi khác. Nhiều F0 đổ tiền tiết kiệm của họ vào kênh đầu tư chứng khoán chưa từng biết đến trước đó.

Tổng Hợp