Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM nếu như cả tháng Bảy, Tám số lượng trẻ đến khám tay chân miệng tại bệnh viện này chỉ hơn 800, với 158 ca nhập viện, thì đến tháng Chín, lượt khám đã tăng đến 1.632, hơn 200 ca mắc tay chân miệng phải nhập viện. . Đặc biệt có nhiều trường hợp trẻ dưới 10 tuổi bị tái nhiễm tay chân miệng. Có bé bị tái nhiễm với tần suất rất cao, thậm chí có bé mắc tay chân miệng bốn, năm lần do người lớn chủ quan nghĩ bé vừa khỏi bệnh sẽ không bị lại.
tay chan mieng 2 |
Theo các bác sĩ, khi trẻ được xuất viện, thể trạng còn rất yếu, nên hạn chế tiếp xúc khoảng ba ngày, nhất là với những trẻ đang đi học phải được vệ sinh sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ. Ở những trẻ này, bên cạnh bé sốt, biếng ăn trở lại, người lớn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các sang thương, những nốt mụn nước mới, bé than đau, mệt, khó thở... phải được đưa đến bệnh viện để bác sĩ khám ngay, tránh bệnh tái phát.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong tháng Chín, số ca mắc tay chân miệng đã tăng cao so với tháng Tám. Cụ thể, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP.HCM là 6.573 ca, tăng gấp hai lần so với tháng Tám. Hiện có khoảng 16% số ca bệnh phải nhập viện điều trị. Tay chân miệng thường xuất hiện từ tháng Chín đến tháng 11, có thể do đây là giai đoạn các bé quay lại trường học nên lây nhiễm bệnh cho nhau.
Phụ huynh, người chăm sóc phải hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh, nhất là ở hai bàn tay; giữ sạch tay cho trẻ bằng nước và xà phòng, tránh cho trẻ đi đến nơi đông người, nơi đang có người mắc bệnh. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, loét miệng hoặc nổi mụn nước lòng bàn tay, bàn chân, mông... cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất điều trị.
Mỹ: Hơn 1000 ca mắc bệnh phổi, 18 người tử vong vì thuốc lá điện tử
Các trường hợp tử vong và mắc bệnh liên quan đến thuốc lá điện tử ở Mỹ ngày càng gia tăng trong tuần qua.