TS. Trần Thị Hồng Hạnh: Đam mê những "dấu vân tay"

Ở độ tuổi 40,TS. Trần Thị Hồng Hạnh là tác giả, đồng tác giả của 39 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI.

TS Trần Thị Hồng Hạnh là một trong 3 nhà khoa học có mặt trong danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á năm 2020 do tạp chí Asian Scientist (Singapore) vừa công bố vào tháng 6 vừa qua.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh được ghi nhận ở lĩnh vực Khoa học cuộc sống. Hiện cô đang công tác tại Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyên ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên, hóa dược liệu …

TS. Trần Thị Hồng Hạnh.
TS. Trần Thị Hồng Hạnh.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc ký để tách chiết, phân lập, xác định các hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học từ các nguồn dược liệu. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp sắc ký vân tay để xác định hàm lượng các hoạt chất từ đó làm cơ sở để đánh giá chất lượng dược liệu được sử dụng. Những phương pháp này đã giúp quá trình nghiên cứu được thực hiện nhanh, chính xác, cho độ tin cậy cao góp phần nâng cao khả năng sử dụng các loại dược có nguồn gốc từ thiên nhiên một cách an toàn và hiệu quả.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh là tác giả, đồng tác giả của 39 bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI, 8 công trình trên các tạp chí chuyên ngành trong nước, chủ sở hữu của 1 bằng đọc quyền sáng chế. Không chỉ vậy, cô đã chủ nhiệm 2 đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 2 đề tài cấp cơ sở được nghiệm thu xuất sắc, gồm (i) nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng hạ đường huyết trên động vật thực nghiệm của lá cây đinh lăng và (ii) áp dụng phương pháp fingerprint trong xác định thành phần thực phẩm chức năng.

TS. Trần Thị Hồng Hạnh: Đam mê những

Các công trình nghiên cứu của TS  Trần Thị Hồng Hạnh góp phần giúp chuẩn hóa phương pháp xác định, đánh giá và tìm kiếm những nguồn dược liệu mới cho Việt Nam và thế giới một cách bền vững. 

Nghiên cứu có thể tìm ra thành phần đặc trưng của mỗi dược liệu; dịch chiết chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học và đặc điểm hóa học... Khi đó các chất được sử dụng là đặc điểm để nhận biết loài dược liệu.

TS Hạnh đã dành 10 năm để theo đuổi lĩnh vực hóa học các hợp chất thiên nhiên, hóa dược liệu biển và  phát hiện nhiều hợp chất quý, điển hình cho nhận biết dược liệu. TS Hạnh nói: "Hình dung đơn giản là ai cũng có dấu vân tay để nhận dạng và phân biệt, dược liệu cũng vậy. "Dấu vân tay" của dược liệu là những thành phần hợp chất có hoạt tính đặc trưng cho việc nhận biết".

Đây cũng là bước cuối cùng để xác định hàm lượng các hoạt chất, xem hoạt chất này có khả năng chống viêm, kháng u hay không. Ưu điểm của phương pháp này là cho kết quả chính xác tuyệt đối (bốn số sau dấu phảy). Chỉ cần hàm lượng nhỏ, kết hợp với công nghệ hiện đại (hệ thống sắc ký lỏng cao áp) cũng có thể hiển thị tất cả thành phần trong dược liệu. Nhờ phương pháp này, hơn 200 "dấu vân tay" của dược liệu có hoạt tính và tiềm năng để phát triển thành các chế phẩm điều trị được sử dụng để làm dấu hiệu nhận biết.

TS Hạnh hy vọng các kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng trong việc đánh giá tính năng dược chất, hỗ trợ quản lý chất lượng và nguồn gốc dược phẩm, giải quyết vấn đề thuốc giả, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. 

Cô chia sẻ: "Thách thức hiện nay phải xây dựng một quy trình tách chiết tối ưu, phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính, xác định đúng hàm lượng, đánh giá được mức độ an toàn để từ đó định hướng phát triển được các loại dược liệu cho từng loại bệnh". 

Trong cuộc sống, bên cạnh vai trò là nhà khoa học luôn cần nhiều thời gian cho nghiên cứu cô cũng luôn nhận được sự chia sẻ, đồng hành từ gia đình. Cô còn là một trong 3 nhà khoa học nữ được nhận giải thưởng L’Oreal năm 2019. Ở tuổi 40 nhưng TS Trần Thị Hồng Hạnh đã có được những thành công mà bất cứ nhà khoa học hằng ước mơ, đặc biệt là các nhà khoa học nữ.

Thanh Mai

176 tạp chí khoa học mở biến mất khỏi internet và những thách thức đôi với khoa học lưu trữ

176 tạp chí khoa học mở biến mất khỏi internet và những thách thức đôi với khoa học lưu trữ

 Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học thông tin, từ năm 2000 đến năm 2019 có khoảng 176 tạp chí truy cập mở (OA) đã dừng hoạt động.