Tại thị trường trong nước, tỷ giá tham khảo USD tại Sở giao dịch NHNN giữ ở mức 24.780 đồng (bán ra). Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.520 - 23.890 đồng/USD.
Ngân hàng BIDV giao dịch mua - bán USD ở mức 23.560 - 23.880 đồng/USD. Ngân hàng ACB niêm yết giá USD ở mức 23.500 - 23.860 đồng/USD (mua - bán).
Ngân hàng Vietinbank giao dịch USD ở quanh mức 23.510 - 23.940 đồng/USD. TPBank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.485 - 24.050 đồng/USD.
Tại Ngân hàng SHBBank, giá mua - bán USD giao dịch ở mức 22.536 - 24.000 đồng/USD. Ngân hàng Techcombank, niêm yết giá USD ở mức 22.546 - 23.895 đồng/USD (mua - bán).
Trên thế giới USD, duy trì ổn định trong phiên giao dịch vừa qua, lợi suất 10 năm tiếp tục duy trì ở mức cao và thực tế đã tăng trên 4% như dự kiến. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để thúc đẩy chỉ số DXY bật tăng mạnh. Vì vậy, nếu lợi suất kéo dài đà giảm trong tuần tới, thì điều đó có thể gây bất lợi cho đồng bạc xanh.
Hành động giá vào tuần trước khiến triển vọng ngắn hạn của chỉ số DXY bị xáo trộn. Mức hỗ trợ trong tuần này đối với chỉ số DXY là 104, trong khi mức kháng cự là 105,50 và 106.
Theo đó, chỉ số này có thể giao dịch trong phạm vi rộng hơn là 104 - 106 trong thời gian tới. Sự đột phá ở cả hai bên mốc 104 hoặc 106 sẽ xác định xu hướng tiếp theo của đồng bạc xanh trong tương lai.
Trường hợp chỉ số DXY vươt mốc 106 sẽ là xu hướng tăng, thậm chí có thể chạm mốc 108. Ngược lại, nếu chỉ số này phá vỡ mốc dưới 104, nó có thể tiếp tục giảm xuống mốc 102 hoặc thậm chí các mức thấp hơn.
Trong khi đó, đồng Euro mắc kẹt trong khoảng từ 1,05 - 1,07 trong tuần thứ hai liên tiếp. Triển vọng trước mắt hiện vẫn rõ ràng. Sự đột phá ở hai bên của phạm vi hiện tại sẽ quyết định động thái tiếp theo. Ngược lại, nếu đồng tiền này có thể bứt phá mạnh vượt mốc 1,07, nó có thể chạm mốc 1,09 trong thời gian tới.
Báo cáo việc làm mới và bảng lương phi nông nghiệp vào tuần tới có thể tạo ra sự gia tăng về lợi suất và đồng bạc xanh. Các nhà giao dịch có thể sẽ di chuyển thận trọng, đặc biệt là đối với các loại tiền tệ tiếp xúc với thông điệp ôn hòa hơn của ngân hàng trung ương địa phương.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp kích thích bất thường sau khi Thống đốc Haruhiko Kuroda nghỉ hưu vào tháng tới.
Dữ liệu lạm phát của Tokyo cho tháng 2 đã vượt quá mục tiêu của BOJ trong tháng thứ chín, nhưng biện pháp cốt lõi đã giảm tốc từ mức cao nhất trong 42 năm.