Vì sao châu Âu vẫn chưa thống nhất trong việc cấm vận dầu của Nga?

Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên đề xuất một lệnh cấm vận dầu mỏ toàn diện đối với Nga trong bối cảnh Moscow tiếp tục cuộc chiến với Ukraina.

Liên minh gồm 27 thành viên này hy vọng các quốc gia thành viên sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay. Tuy nhiên,phía sau quyết định này còn rất nhiều câu hỏi cần phải tìm ra lời giải đáp.

Hôm 4/5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố chi tiết về gói trừng phạt thứ sáu được kế hoạch sẽ áp dụng để chống lại Nga, trong đó bao gồm cấm vận dầu mỏ.

Ngay sau khi đề xuất được công bố, Hungary và Slovakia đã bày tỏ sự sự không hài lòng.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng, động thái này sẽ tàn phá nền kinh tế nước ông và đề nghị các chuyến hàng của Nga qua đường ống nên được miễn trừ khỏi lệnh cấm và lệnh cấm chỉ nên áp dụng đối với việc giao hàng bằng đường biển.

Vì sau châu Âu vẫn thống nhất trong việc cấm vận dầu đối với Nga?   - Ảnh 1.

Thủ tướng Hungaria là một tring những người phản đối lệnh cấm.

Cả Hungary và Slovakia đều nhập khẩu 75 - 100% lượng dầu Nga vào năm ngoái.

Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu muốn tất cả các thành viên EU ngừng nhập khẩu dầu thô của Nga trong vòng sáu tháng và chỉ nhập khẩu các sản phẩm tinh chế như xăng, dầu diesel hoặc dầu hỏa vào Liên minh châu Âu cho đến cuối năm nay.

Hơn nữa, EU tìm cách cấm các công ty vận chuyển và bảo hiểm giao dịch với dầu của Nga.

"Biện pháp này nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc của Nga vào các công ty bảo hiểm và chủ hàng phương Tây, đồng thời ngăn chặn các nước thứ ba xuất hiện trong các giao dịch", Maria Shagina, một quan chức cấp cao tại Trung tâm Chính trị và Quyền lực Hoa Kỳ và Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, nói.

"Việc không có lệnh cấm vận năng lượng của châu Âu hiện đang tạo thành điểm yếu lớn trong các lệnh  trừng phạt của phương Tây", bà Maria nói thêm.

Hầu hết các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga cho đến nay đều xuất phát từ các quyết định và quy định của Hội đồng EU, và về cơ bản là những sửa đổi đối từ các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến hiện tại vào tháng Hai, Hội đồng EU đã tiếp tục sửa đổi các quyết định này và các quy định kèm theo và chúng có hiệu lực thi hành theo luật của EU.

Để "lệnh cấm hoàn toàn" của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà von der Leyen được thực thi, tất cả 27 quốc gia thành viên phải bỏ phiếu nhất trí về một loạt các điều khoản, sửa đổi thêm các quyết định trước đó và cho phép Ủy ban đóng vai trò là cơ quan thực thi chính đối với các quy định.

"Đây là một công cụ rất mạnh mà EU sử dụng, nhưng nó cần có sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên", William T Daniel, trợ lý Giáo sư về chính trị so sánh tại Đại học Nottingham, nói.

"Không giống như các lĩnh vực khác mà EU hoàn toàn có quyền tự chủ hành động, chính sách đối ngoại vẫn phụ thuộc vào thỏa thuận tập thể của các quốc gia thành viên. Nếu EU không thể tìm ra cách để khiến tất cả 27 thành viên đồng ý với một bộ điều khoản thống nhất, thì EU không thể hành động đầy đủ trong lĩnh vực này", Daniel nói thêm.

Cũng như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, Croatia cũng đang xem xét miễn trừ. Bulgaria cũng có ý định tương tự.

"Hơn 90% lượng dầu nhập khẩu của Slovakia đến từ Nga, chủ yếu thông qua đường ống Druzhba. Slovakia cũng là một quốc gia không giáp biển và nhập khẩu bất kỳ loại dầu nào qua đường biển sẽ là một quá trình rất phức tạp và tốn kém hơn nhiều so với nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống", Hari Seshasayee, thành viên toàn cầu tại Trung tâm Wilson, nói.

Vì sau châu Âu vẫn thống nhất trong việc cấm vận dầu đối với Nga?   - Ảnh 2.

Các nước châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng của Nga.

"Bất kỳ lệnh cấm nào trên toàn EU sẽ dẫn đến sự gián đoạn nhiều hơn về giá dầu và cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn châu Âu, đặc biệt là ở các quốc gia phụ thuộc vào dầu của Nga với hơn một nửa tổng lượng dầu nhập khẩu của họ", chuyên gia này cho biết thêm.

Hiện tại, danh sách này (xin miễn trừ áp dụng lệnh cấm nhập dầu của Nga) bao gồm tám quốc gia: Cộng hòa Séc; Bungari; Ba Lan; Lithuania; Hunggari; Phần Lan; Latvia và Slovakia.

Chuyên gia Seshasayee nói: "Các nước châu Âu sẽ phải trả nhiều tiền hơn để thay thế dầu của Nga bằng các nguồn thay thế"

Đây là một trong những lý do tại sao các nhà lãnh đạo trên thực tế của châu Âu, Đức, đã chống lại lệnh cấm vận dầu mỏ trong nhiều tháng.

Tuy nhiên, sau cuộc họp gần đây của các bộ trưởng năng lượng EU, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói rằng, Berlin đã chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu.

"Sự thay đổi chính sách của từng quốc gia thành viên - đặc biệt là Đức - là rất lớn. Tuy nhiên, tất cả những điều này cần có thời gian để thực hiện. Và EU cần bao nhiêu thời gian để định hướng lại chính sách hướng tới một lệnh cấm có hiệu lực đối với dầu mỏ của Nga, thì nền kinh tế Nga vẫn sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán dầu cho châu Âu trong ngần ấy thời gian", Daniel nói.

Dầu vẫn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Nga và do đó EU đang phải chịu áp lực công khai gay gắt để chấm dứt hoặc ít nhất là giảm sự phụ thuộc nhất định của mình vào mặt hàng này.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh Ukraina, các khoản thanh toán của các quốc gia thành viên cho dầu của Nga đã lên tới hơn 20 tỷ euro (21 tỷ USD).

"Tôi nghĩ rằng tổng sản lượng dầu của Nga có thể sẽ giảm tới ba triệu thùng mỗi ngày trong vài tháng tới, hoặc thậm chí có thể nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khoản lỗ của họ tương đương với việc giảm nguồn cung", Seshasayee nói.

 "Bất kỳ loại lệnh cấm nào trên toàn EU sẽ khiến Nga càng muốn bán cho bất kỳ quốc gia nào vẫn có đủ khả năng mua dầu của Nga - đặc biệt là các quốc gia ở châu Á, như Trung Quốc và Ấn Độ", ông nói thêm.

Vì sau châu Âu vẫn thống nhất trong việc cấm vận dầu đối với Nga?   - Ảnh 3.

Vấn đề cấm vận dầu của Nga sẽ tiếp tục nóng trong các cuộc họp của EU trong những ngày tới.

Bước đi của EU cũng đặt ra câu hỏi tại sao châu Âu không cố gắng gây áp lực thông qua lệnh cấm khí đốt.

Mức độ phụ thuộc vào khí đốt của Nga còn mạnh hơn. Trong năm 2021, hơn 40% khí đốt nhập khẩu của châu Âu là từ Nga.

Ông Seshasayee nói: "Trên thực tế, một số nước châu Âu đã bắt đầu nhập khẩu nhiều khí đốt hơn từ Nga ngay sau cuộc chiến ở Ukraina và điều này là để chuẩn bị cho việc giá khí đốt cao hơn và các hạn chế có thể xảy ra trong nhập khẩu từ Nga".

"Lệnh cấm dầu của EU sẽ là một bước tiến đáng kể trong áp lực trừng phạt. Với thiết kế của lệnh cấm, tác động sẽ bắt đầu vào năm tới. Trước mắt, tác động chính sẽ đến từ việc tự xử phạt các công ty vi phạm. Trong trung và dài hạn, sẽ có sự chia tách trong lĩnh vực năng lượng giữa EU và Nga", bà Shagina nói.

Tuy nhiên, dường như có sự đồng thuận giữa các chuyên gia được ra cho rằng, lệnh cấm dầu của EU là cần thiết để chấm dứt sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga và nó cũng có thể gây tổn hại đến tài chính của Nga nhằm để cuộc chiến tại Ukraina không thể kéo dài.

Các bộ trưởng ngoại giao của EU dự kiến sẽ gặp nhau vào thứ Hai tới đây, nơi vấn đề này sẽ lại trở thành trung tâm.

NGUYỄN MINH