Việt Nam sẽ xuất khẩu vắc xin

Việt Nam xác định chiến lược vắc xin vừa là nhiệm vụ rất cấp bách vừa là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài.

Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 đặt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho 70% dân số. 

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 90 triệu liều vắc xin, đến cuối năm 2021, số lượng vắc xin về Việt Nam tiếp tục nhiều hơn nữa. Chính phủ xác định tập trung vào vắc xin, xét nghiệm và điều trị; tập trung nâng cao năng lực hệ thống đáp ứng để trở lại trạng thái "bình thường mới" vào năm 2022.

Việt Nam đã tiêm 1 mũi là hơn 41 triệu liều, tiêm mũi 2 là gần 18 triệu liều, gần 20% người trên 18 tuổi được tiêm.

Việt Nam sẽ xuất khẩu vắc xin

Một ngày sau khi Chính phủ ban hành nghị quyết 128 thay thế các chỉ thị 15, 16, 19 áp dụng lâu nay, Bộ Y tế ngày 13/10 cũng có hướng dẫn tạm thời nhằm phân loại cấp độ dịch để hiện thực hóa nghị quyết này. 

TP.HCM có trên 9,1 triệu dân, nếu tính trên tổng số ca mắc mới/tuần thì TP.HCM xếp ở cấp 3 - nguy cơ cao - vùng cam (114 ca/100.000 dân). Tỉ lệ tiêm chủng của TP lại đạt khá cao, cao hơn khá nhiều so với tiêu chí của Bộ Y tế (trên 70%). Chính điều này được đánh giá là "điểm cộng" giúp TP.HCM được xếp xuống cấp 2 - nguy cơ trung bình (vùng vàng).

Chiến dịch tiêm phòng vẫn đang diễn ra trên diện rộng đã mang lại hiệu quả cao, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao cùng hiệu quả của vắc xin giúp nước ta kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 tiến tới bình thường mới.

Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Nghiên cứu sản xuất vắc xin đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt.

Dự kiến, đầu năm 2022 sẽ có ít nhất một nhà máy sản xuất vắc xin đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu. 

Thanh Mai