Từ 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt bắt đầu có hiệu lực. Ngoài việc xử phạt hành chính các lỗi vi phạm thông thường, Nghị định còn xử phạt đối với người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của đèn giao thông. Cụ thể người vi phạm sẽ bị phạt 3 – 5 triệu, tước bằng lái xe 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu vượt đèn vàng mà gây ra tai nạn.
Nghị định không ghi rõ màu đèn tín hiệu vì vậy, người tham gia giao thông vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ.
Luật sư Nguyễn Văn Thành - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định màu xanh được đi, màu đỏ cấm đi, màu vàng là dừng lại trước vạch dừng, nếu đèn vàng nhấp nháy thì giảm tốc độ, trừ khi đã đi quá vạch thì mới được đi tiếp. Tức là người tham gia giao thông vẫn có quyền được lựa chọn đi hay không theo tín hiệu đèn vàng. Theo ông Thành, vì tính chất vi phạm với đèn đỏ nặng hơn đèn vàng nên mức xử phạt không nên bị đánh đồng. Nếu áp dụng theo Nghị định 100 thì sẽ làm nảy sinh tranh cãi.
Trước đó, vào năm 2018, Bộ GTVT cũng đã từng họp bàn, đề xuất bỏ quy định xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng.
Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, ông Khương Kim Tạo cho rằng việc bỏ quy định xử phạt hành vi vượt đèn vàng là cần thiết. Ông phân thích: Luật giao thông đường bộ 2008 không ghi là được vượt đèn vàng mà là khi có đèn vàng người giao thông có quyền lựa chọn ứng xử đi tiếp hay dừng lại. Bên cạnh đó Công ước Viên 1968 mà Việt Nam đã tham gia cũng nêu rõ khi có đèn vàng, người tham gia giao thông được phép đi tiếp nếu dừng lại mà nguy hiểm.
Theo ông Tạo, xung đột giao thông giữa nút giao hiện nay hoàn toàn không phải vì vượt đèn vàng. Đó là sau khi bật đèn vàng, 3 giây mới bật đèn xanh hoặc đèn đỏ nhưng một số nút lại bật ngay khiến xảy ra trường hợp: người đang chạy đèn vàng thì người kia chạy đèn xanh, hoặc là người kia vào nút sớm khi đèn còn chưa hết pha đỏ
Có hơn 37.000 phương tiện giao thông bị tịch thu đã hư hỏng
Theo báo cáo của thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc - thứ trưởng Bộ Công an, đã có 37.000 phương tiện giao thông bị tịch thụ đã thành phế liệu.