WTO: Hạn chế xuất khẩu đồ y tế có thể kìm hãm nỗ lực ngăn chặn đại dịch

WTO cho rằng việc cấm hoặc hạn chế xuất khẩu các vật tư liên quan đến y tế sẽ gây ra những tác động lâu dài trong việc hợp tác chung.

Ngày 23/4, Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) đã đưa ra một báo cáo về việc 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cấm hoặc hạn chế khẩu trang, bảo hộ y tế, găng tay... trong đại dịch. Trong đó có 72 quốc gia là thành viên của WTO, chỉ có 13 thành viên báo cáo về quy định của họ.  

  Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: REUTERS

Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: REUTERS

WTO cho rằng đây là biện pháp thiếu minh bạch khi hạn chế xuất khẩu và cũng là sự thất bại trong hợp tác quốc tế có thể kìm hãm những nỗ lực ngăn chặn đại dịch. 

Reuters dẫn báo cáo của WTO: “Việc các quốc gia và vùng lãnh thổ đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu là điều dễ hiểu nhưng việc thiếu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này có nguy cơ cắt đứt nguồn nhập khẩu, gây ra cú sốc nguồn cung cho các nước các nước đang phụ thuộc và cần nhiều vật tư y tế”.

Trong khuôn khổ của WTO, các lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nói trên đều bị cấm dù cũng có trường hợp ngoại lệ như nhằm giảm thiểu thiếu hụt lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết.

WTO cũng dẫn lý giải của các nước về việc cấm đi lại ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên việc này sẽ khiến Chính phủ và doanh nghiệp các nước nhập khẩu thêm phần khó khăn, nhất là khi phải điều chỉnh và tìm nguồn cung mới.

Trước đó vào tháng 3, lãnh đạo 20 nền kinh tế lớn thế giới (G20) cho biết bất kỳ biện pháp khẩn cấp nào để đối phó với dịch bệnh phải hết sức minh bạch, có mục tiêu, có sự cân đối và chỉ mang tính chất tạm thời. Đó cũng là lý do xuất hiện một số hạn chế nhập khẩu mới.

Mới đây, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc sửa đổi quy tắc kiểm soát chất lượng xuất khẩu với thiết bị bảo hộ của Bắc Kinh vì có nhiều phàn nàn các quy tắc này làm đình trệ sản xuất. Hoặc như Pháp cũng phải bổ sung một số loại thuốc vào danh sách hạn chế xuất khẩu dù Liên minh châu Âu (EU) liên tục kêu gọi nên dỡ bỏ hạn chế nhằm tránh gây ra thiếu hụt tại một số quốc gia khác.  

WTO dự báo việc hạn chế xuất khẩu vật tư y tế trên cũng có thể khiến các quốc gia khác làm theo và giảm tiếp một số nguồn cung sẵn có khác. WTO đánh giá đây là những tác động dài hạn, làm hay đổi chuỗi cung ứng, hậu quả là có thể xuất hiện thêm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bổ sung.

Thanh Mai

Đề xuất cho Hà Nội cách ly thêm 1 tuần

Đề xuất cho Hà Nội cách ly thêm 1 tuần

Ban chỉ đạo Quốc gia đánh giá Hà Nội vẫn thuộc nhóm nguy cơ cao, cần cách ly thêm 1 tuần.