Xôn xao thông tin ngựa Akhal-Teke xuất hiện tại Việt Nam: Giống ngựa quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất hành tinh khiến giới siêu giàu khao khát

Akhal-Teke không chỉ được mệnh danh là giống ngựa đẹp nhất trên thế giới mà chúng cũng siêu đắt đỏ, không cứ có tiền là mua được.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin, trong tháng 4 này, giống ngựa quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới Akhal-Teke sẽ được đưa về Việt Nam. Thông tin này lập tức khiến MXH xôn xao bàn tán, bởi Akhal-Teke được biết là giống ngựa quý hiếm và đắt đỏ nhất hành tinh.

Xôn xao thông tin ngựa Akhal-Teke xuất hiện tại Việt Nam: Giống ngựa quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất hành tinh khiến giới siêu giàu khao khát

Không phải tự nhiên ngựa Akhal-Teke lại trở nên quý hiếm và đặc biệt như vậy trên thế giới. Điều này có liên quan đến lịch sử của loại ngựa này.

Akhal-Teke: Giống ngựa đẹp và có lịch sử lâu đời nhất thế giới

Giống ngựa Akhal-Teke được mệnh danh là giống ngựa "đẹp nhất thế giới". Bộ lông mượt và bóng mịn như satin vàng. Akhal-Teke là một trong những giống ngựa lâu đời nhất, rất quý và hiếm trong lịch sử. Giống ngựa xinh đẹp này có nguồn gốc từ ốc đảo Ahal giữa dãy núi Kopet và sa mạc Karakum ở Turkmenistan. 

  Tem có hình ngựa Akhal-Teke của Liên Xô cũ.

Tem có hình ngựa Akhal-Teke của Liên Xô cũ.

"Akhal-Teke" được ghép từ Akhal - một ốc đảo dài nằm dưới chân dãy nuố Kopet Dag (đây từng là một phần của Đế chế Ba Tư cổ đại - nay là Turkmenistan). Teke là tên được đặt cho những người du mục cưỡi ngựa Turkmen trong nhiều thế kỷ sau khi họ xâm chiếm ốc đảo và chiếm đóng nó. 

Là giống ngựa lâu đời nhất trên thế giới, giống như những người bạn đồng hành của mình, những dân tộc du mục ở Trung Á, giống ngựa Akhal-Teke với thể chất phi thường và tính cách nhạy cảm. Nó là giống ngựa máu nóng giống như ngựa Ả Rập và ngựa thuần chủng. Ngựa Akhal-Teke cổ đại có ảnh hưởng lớn hơn đến ngựa máu nóng nên một số người xếp nó vào loại ngựa máu nóng.

  Ngựa Akhal-Teke lần đầu tiên được sử dụng bởi các bộ lạc cổ xưa ở Turkmenistan, chủ yếu để sử dụng trong chiến tranh. Đối với họ, những con ngựa này rất quan trọng cho cả thu nhập và sự sống còn, vì vậy chúng là tài sản quý giá nhất của họ. Họ chọn lọc giống ngựa và ghi lại phả hệ của những con ngựa đó.

Ngựa Akhal-Teke lần đầu tiên được sử dụng bởi các bộ lạc cổ xưa ở Turkmenistan, chủ yếu để sử dụng trong chiến tranh. Đối với họ, những con ngựa này rất quan trọng cho cả thu nhập và sự sống còn, vì vậy chúng là tài sản quý giá nhất của họ. Họ chọn lọc giống ngựa và ghi lại phả hệ của những con ngựa đó.

Ngựa Akhal-Teke là  hậu duệ thuần chủng duy nhất của ngựa Turkmene cổ đại được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau ở các thời đại khác nhau. Massaget, Parthian, Nisean, Ba Tư, Turkmene và cuối cùng là ngựa Akhal-Teke.

Những con ngựa được quản lý và huấn luyện theo những cách rất cụ thể, bao gồm phủ bảy lớp nỉ cho ngựa giống từ đầu đến đuôi, giúp giữ cho bộ lông của chúng ngắn và sáng bóng.

Trước khi chặng đường dài diễn ra, họ sẽ được áp dụng chế độ ăn kiêng để chuẩn bị cho chuyến hành trình dài xuyên sa mạc không có nước và ít thức ăn. Bằng cách này, giống ngựa đặc biệt này đã phát triển để trở nên cực kỳ bền bỉ.

Theo tài liệu ghi lại, vào năm 1935, một bầy ngựa Akhal-Teke đã vượt qua 4.152km băng qua sa mạc Karakum chỉ trong 84 ngày. Đặc biệt trong chuyến đi đó, có khi chúng không uống được một giọt nước nào tới tận 3 ngày.

Chúng có sức bền dẻo dai tuyệt vời nên ngựa Akhal-Teke còn được gọi là "Hãn huyết bảo mã" hay "Pegasus" - thiên mã trong thần thoại Hy Lạp. Ngoại hình xinh đẹp của giống ngựa này như một con thú bước ra từ thần thoại, huyền bí, cao quý và mộng mơ.

Loại ngựa này có đầu cao, cổ thon, chân mảnh khảnh, da mỏng và lông ngắn, bước đi nhẹ nhàng, tốc độ nhanh và sức bền dẻo dai. 
Loại ngựa này có đầu cao, cổ thon, chân mảnh khảnh, da mỏng và lông ngắn, bước đi nhẹ nhàng, tốc độ nhanh và sức bền dẻo dai. 

Loại ngựa này có đầu cao, cổ thon, chân mảnh khảnh, da mỏng và lông ngắn, bước đi nhẹ nhàng, tốc độ nhanh và sức bền dẻo dai. 

Ngựa Akhal-Teke  là biểu tượng của hoàng gia, người bình thường khó có cơ hội được tận mắt nhìn thấy. Chúng được thuần hóa cách đây khoảng 3.000 năm và cũng được du nhập vào Trung Quốc nhiều lần nhưng không sống được. Ở nhiều nơi khác gọi ngựa Akhal-Teke là "Argamaks" (ngựa thần), ở Trung Quốc chúng được gọi là "Thiên mã". Các hoàng đế thời nhà Hán đã thực hiện 2 cuộc thám hiểm lớn để có được giống ngựa này. Akhal-Teke trở nên quý giá đối với các vị vua Trung Quốc vì chúng được đánh giá cao về tốc độ, sức bền trên sa mạc và lòng trung thành với chủ nhân. 

Akhal-Teke là giống ngựa Turkmen nổi tiếng với tốc độ, sức bền, trí thông minh và màu ánh kim rất đặc biệt - sau này đặt biệt danh là
Akhal-Teke là giống ngựa Turkmen nổi tiếng với tốc độ, sức bền, trí thông minh và màu ánh kim rất đặc biệt - sau này đặt biệt danh là "Ngựa Vàng". Trước kia cựu Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimukhamedov đã chỉ định ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 4 hàng năm là "Ngày chó chăn cừu Trung Á". Ngày 25/4 cũng là Lễ hội ngựa vàng Akhal-Teke ở Turkmenistan. Để chào mừng lễ hội này, các sự kiện đua ngựa đã được tổ chức.

Chuyên gia chăm sóc ngựa Alexander Klimuk từng nhận xét rằng: "Không con ngựa nào khác có thể để lại ấn tượng khó quên như Akhal-Teke. Nó cao quý, nhẹ nhàng và tỏa sáng dưới ánh mặt trời, nước kiệu uyển chuyển, thanh lịch và có thể phi nước đại mạnh mẽ".

Giống ngựa này được coi là một trong những giống ngựa lâu đời nhất và đã thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Có khoảng 6.600 Akhal-Teke trên thế giới, chủ yếu ở Turkmenistan, nhưng cũng có ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Màu lông của ngựa Akhal-Take thường là màu gelatin, xám, hạt dẻ, nâu nhạt, vàng nhạt và đen. Màu sắc được coi là có giá trị nhất là màu nâu vàng như mật ong với ánh kim loại, rất hiếm. Trong số các màu sắc khác nhau của giống Akhal-Teke, Bayou màu hạt dẻ (dáng hơi gầy nhưng có bờ vai sâu, hông khỏe và hông buông xuống, có tính khí tuyệt vời), Palomino có bờm và đuôi màu trắng hoặc màu kem thường có ánh kim, khiến bộ lông của chúng như được mạ vàng. 

  Theo thứ tự lần lượt là Palomino, Bayou và Akhal-Teke sẫm.

Theo thứ tự lần lượt là Palomino, Bayou và Akhal-Teke sẫm.

Chiều cao trung bình được ghi trong sổ nuôi ngựa năm 1981 là khoảng 157 cm. Năm 1993, sau khi đếm 190 con ngựa, người ta thấy rằng chiều cao trung bình đã trở thành 159 cm. Xét theo chiều cao trung bình của mỗi quốc gia, chiều cao trung bình của các nước Tây Âu. cao hơn và của Mỹ trung bình ngắn hơn.

Khi xuất hiện dưới ánh nắng, bộ lông vàng óng mượt của ngựa Akhal-Teke tỏa sáng, giống như lớp lụa mịn. Nhờ cấu trúc lông tuyệt vời, do các protein trong lông ngựa có thể phản chiếu khi ánh sáng chiếu vào trông chúng càng óng ả hơn. Còn đối với Akhal-Teke màu sẫm cũng có bộ lông sáng bóng mặc dù chúng không có sự phản chiếu mạnh mẽ như những màu kia.

Theo truyền thuyết, Hán Vũ Đế của Trung Quốc đã treo thưởng cho ai tìm được con ngựa thuần chúng quý hiếm này ở Trung Á. Ông cũng là người viết cuốn "Hãn huyết bảo mã" - loại ngựa có mồ hôi đỏ như máu sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ông gọi loài ngựa akhal-Teke là "Pegasus" trong một bài thơ của mình. Viện khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây đã phát hiện xương của 80 con ngựa trong hai hố ở lăng mộ của Hán Vũ Đế - vị Hoàng đế thứ 7 của triều đại Tây Hán. Trong hai hố lớn gồm 20 hố nhỏ, mỗi hố nhỏ được canh giữ bởi 2 con ngựa và một chiến binh đất nung. Xét nghiệm xương cho thấy đây là những con ngựa Akhal-Teke trưởng thành.

Ngựa Khal-Teke đắt đỏ bậc nhất thế giới

Theo Sohu, hiện nay trên thế giới có một số tổ chức hỗ trợ việc nhân giống ngựa Akhal-Teke, trong đó quan trọng nhất là Hiệp hội chăn nuôi ngựa Akhal-Teke quốc tế (MAAK). Hiệp hội được thành lập vào năm 1995. Mục đích của hiệp hội là thúc đẩy trao đổi giữa những người đam mê ngựa Akhal-Teke và bảo vệ cũng như cải tiến giống ngựa này. Dòng ngựa Akhal-Tak đã ảnh hưởng đến nhiều giống ngựa quan trọng trên thế giới. Byerly Turk, một trong ba giống ngựa có nguồn gốc từ ngựa thuần chủng Anh, là ngựa Akhal-Tuk.

Trên khắp thế giới hiện nay, số lượng ngựa Akhal-Teke chỉ dừng lại ở con số chưa tới 8.000, chủ yếu phân bố tại Turkmenistan và Nga. Tuy nhiên, đáng buồn là quần thể của chúng đang dần thu hẹp. Với nét đẹp quý phái không lẫn vào đâu được, bản lĩnh phi thường chinh chiến qua nhiều thế kỷ và sự hiếm hoi về số lượng, Akhal-Teke đã và đang trở thành một trong những giống ngựa có giá trị nhất thời hiện đại.

Xôn xao thông tin ngựa Akhal-Teke xuất hiện tại Việt Nam: Giống ngựa quý hiếm, đắt đỏ bậc nhất hành tinh khiến giới siêu giàu khao khát

Ở một diễn biến khác, giống ngựa tuyệt hảo này đang được tái sinh mạnh mẽ nhờ các nỗ lực không mệt mỏi. Chen Zhifeng, một tỷ phú người Trung Quốc, đã đầu tư hơn 312 triệu USD từ năm 2009 để thu mua và phát triển một đàn ngựa Akhal-Teke lên đến hơn 300 cá thể. Mục đích của ông không gì khác hơn là "biến giấc mơ của Hán Vũ Đế thành sự thật" - theo South China Morning Post. Ông Chen cũng tự hào với danh hiệu chủ nhân của bộ sưu tập ngựa Akhal-Teke lớn nhất thế giới và đặt mục tiêu mở rộng đàn ngựa lên đến 1.000 con trong vòng 8 năm tới. Điều đáng chú ý là, dù cho đến nay chưa hề thu về lợi nhuận tài chính nào từ tham vọng này, ông Zhifeng vẫn không hề có ý định chào bán những chú ngựa quý giá của mình.

Giá của ngựa Akhal-Teke có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dòng dõi, tuổi, đào tạo, tiềm năng, và thành tích. Không có một con số cụ thể cho giá của loại ngựa này trên thị trường quốc tế. Giá bán trung bình thường dao động từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn đô la Mỹ, thậm chí lên tới hàng triệu đô. Để biết chính xác giá cả hiện tại, bạn sẽ cần liên hệ với những người chuyên nghiệp trong ngành cũng như các hội ngựa và trang trại cung cấp và bán ngựa Akhal-Teke.

PV