Cảnh báo các dấu hiệu cao đường huyết nguy hiểm ngay cả khi không mắc tiểu đường

Nếu thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt... có thể bạn bị cao đường huyết, cho dù bạn không bị chứng tiểu đường

Khi nhắc đến “đường huyết cao”, bạn dường như nghĩ ngay đến những người mắc chứng tiểu đường và cần insulin để cân bằng lượng đường huyết. Thế nhưng đường huyết cao hay tăng đường huyết cũng có thể xuất hiện ở những người không hề mắc chứng tiểu đường. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn tới tổn thương thần kinh hay thận, mắt hoặc các bệnh lý tim mạch.

Đường huyết cao xảy ra khi cơ thể không sản sinh hay sử dụng đủ lượng hoocmon insulin cơ thể tiết ra để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Kết quả là bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên khát nước, mắt mờ hay có những triệu chứng khác. Theo tổ chức Mayo Clinic của Mỹ, những triệu chứng này không xuất hiện ngay lập tức mà lượng đường trong cơ thể tăng liên tục trong nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần.

Đường huyết cao không chỉ xảy ra khi bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hay 2, mà còn do bạn đang nhiễm khuẩn, lười vận động, đang bị căng thẳng hay ăn quá nhiều carb. Những người bị xơ nang hay đang dùng thuốc beta-blocker (hay còn gọi là thuốc chẹn beta có tác dụng giãn mạch) cũng có nguy cơ cao đường huyết.

Để có thể chẩn đoán mức độ glucose trong cơ thể, bạn sẽ cần kiểm tra máu. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bạn gặp một trong số những dấu hiệu sau:

Luôn thấy mệt mỏi

Theo trang tin tức y khoa Medical News Today, đó là bởi các tế bào trong cơ thể không thể chuyển hóa glucose, hay đường, trong máu để tạo năng lượng cho các hoạt động thường ngày hay cho các chức năng của nội tạng. 

Đường huyết cao khiến cơ thể mệt mỏi (Ảnh: Andre Penner/AP).
Đường huyết cao khiến cơ thể mệt mỏi (Ảnh: Andre Penner/AP).

Hoa mắt

Mắt hoa hay mờ đi có thể là một dấu hiệu của đường huyết cao do mức đường trong cơ thể cao khiến thủy tinh thể bị sưng và khiến mắt bạn khó tập trung vào một điểm cụ thể. Theo Mayo Clinic, nếu không được chữa trị, chứng hoa mắt do cao đường huyết có thể khiến mắt bị mù.

Lượng đường trong máu cao gây hoa mắt (Ảnh: Shutterstock).
Lượng đường trong máu cao gây hoa mắt (Ảnh: Shutterstock).

Để chữa triệu chứng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Theo trang web sức khỏe uy tín WebMD, mức đường huyết bình thường là từ 70 milligram đường cho mỗi decilit máu (mg/dL) tới dưới 130mg/dL khi đói và ít hơn 180mg/dL khoảng 1-2 tiếng sau khi ăn.

Tuy nhiên, chỉ số này có thể biến đổi tùy theo từng người. Vì vậy, hãy tham khảo bác sĩ để tìm cho mình cách điều trị tốt nhất.

Không ngừng tiểu tiện

Quá nhiều đường trong máu khiến thận làm việc quá tải (Ảnh: Demkat/iStock)
Quá nhiều đường trong máu khiến thận làm việc quá tải (Ảnh: Demkat/iStock)

Theo Mayo Clinic, khi lượng đường tiên tục tăng trong máu, thận sẽ phải làm việc liên tục để đào thải lượng đường thừa trong cơ thể dẫn đến tình trạng quá tải. Tất cả đường không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ bị đào thải ra ngoài. Vì vậy cơ thể càng nhiều glucose, bạn càng phải đi tiểu.

Luôn cảm thấy khát nước

Tiểu tiện liên tục khiến cơ thể bị háo nước (Ảnh: Shutterstock)
Tiểu tiện liên tục khiến cơ thể bị háo nước (Ảnh: Shutterstock)

Việc tiểu tiện thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu nước. Các chất lỏng từ các tế bào trong cơ thể cũng sẽ bị bài tiết ra ngoài cùng với glucose khiến cho cơ thể thiếu nước nhanh chóng. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy khát nước hơn bình thường.

Các vết thương sẽ lâu lành hơn

Đường huyết cao làm xáo trộn lưu thông máu, khiến các vết thương lâu hồi phục (Ảnh:Shutterstock)
Đường huyết cao làm xáo trộn lưu thông máu, khiến các vết thương lâu hồi phục (Ảnh:Shutterstock)

Đường huyết cao cũng có thể làm chậm quá trình lưu thông máu, gây rối loạn khả năng hồi phục của cơ thể. Kết quả là các vết thương trên cơ thể, đặc biệt ở bàn chân, sẽ lâu lành hơn. Đồng thời, quá trình lưu thông máu chậm chạp khiến bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Thường bị tê các ngón tay và chân

Máu cô đặc, một biến chứng của đường huyết cao, gây khó khăn trong việc lưu thông tới các mạch máu nhỏ (Ảnh: Reuters/ Thomas Mukoya).
Máu cô đặc, một biến chứng của đường huyết cao, gây khó khăn trong việc lưu thông tới các mạch máu nhỏ (Ảnh: Reuters/ Thomas Mukoya).

Theo trang Health.com, lượng đường trong máu cao thực chất có thể làm thay đổi tính ổn định của máu. Tình trạng quá nhiều đường khiến máu trở nên đặc và sệt hơn, trở nên khó lưu thông.

Việc đó dẫn đến các chi dễ dàng bị tê và nội tạng có thể chịu ảnh hưởng. Mức độ khó khăn này được miêu tả giống như dòng si-rô đậm đặc cố gắng chảy đến các điểm siêu nhỏ của mạch máu, những nơi như mắt, tai, hệ thần kinh, thận hay tim.

Thường xuyên bị đau đầu

Đường gây ảnh hưởng lên các hoocmon phụ trách chức năng của não (Ảnh: Milan Ilic Photographer/Shutterstock).
Đường gây ảnh hưởng lên các hoocmon phụ trách chức năng của não (Ảnh: Milan Ilic Photographer/Shutterstock).

Đường huyết cao có thể tác động đến các hoocmon phụ trách chức năng của não khiến người mắc bệnh thường xuyên bị đau đầu. Đặc biệt, các hoocmon epinephrine và norepinephrine làm cho các mạch máu não giãn ra và co lại.

Lượng đường trong máu cao làm rối loạn sự lưu thông máu gây đau đầu cho đến khi lượng đường trở lại mức cân bằng.

TM (theo Insider)

Dự đoán tính cách và sức khỏe thông qua tư thế ngủ của bạn

Dự đoán tính cách và sức khỏe thông qua tư thế ngủ của bạn

Các tư thế ngủ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn thể hiện tính cách của mỗi người.