Hãy cứu họ!

40 giây lại có 1 người tự tử. Goo Hara từng viết "Chị cũng muốn tới nơi đó, Sulli à" . Vậy dấu hiệu một người sắp tự tử là gì?

Sau Sulli, lại thêm một ngôi sao thần tượng nữa của Hàn Quốc vừa tự vẫn tại nhà riêng hôm qua, 24/11. Trước khi quyên sinh, Goo Hara đã có nhiều dấu hiệu đáng ngờ, và cũng đã một lần tự vẫn không thành. Nhiều ý kiến cho rằng, đã có thể ngăn được cái chết này nếu người xung quanh quan tâm đến Goo Hara hơn. 

Ca sĩ Goo Hara tự vẫn tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với bệnh trầm cảm.
Ca sĩ Goo Hara tự vẫn tại nhà riêng sau thời gian chống chọi với bệnh trầm cảm.

Cô đã đăng nhiều dòng trạng thái thể hiện tâm trạng u buồn, tiêu cực lên trang cá nhân. "Đau đớn nhưng phải vờ như mình vẫn ổn", "Bên ngoài trông như chẳng có vấn đề gì nhưng bên trong đã vỡ vụn thành trăm mảnh", "Lời nói có thể giết chết con người nhưng cũng có thể cứu rỗi cuộc đời người khác. Đã biết ngôn từ có sức nặng, tại sao không suy nghĩ kĩ trước khi thốt ra", "Tạm biệt"... là một số lời tâm sự của nữ ca sĩ.

"Chị cũng muốn tới nơi đó. Sulli à, chị yêu em. Chị xin lỗi, xin lỗi vì không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sống tiếp thế này", Goo Hara vừa khóc vừa tâm sự sau cái chết của bạn thân Sulli. Sự việc này khiến người hâm mộ không khỏi hoài nghi về ý định tự vẫn của Goo Hara có thể tái phát, nhiều lần yêu cầu bảo vệ cô nhưng có lẽ đã quá muộn màng.

Cũng như Sulli, Goo Hara mắc căn bệnh trầm cảm hành hạ vì hứng chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng mạng. Với những người nổi tiếng thì dấu hiệu cho thấy họ có ý định quyên sinh được nhiều người biết, vậy với người bình thường xung quanh chúng ta thì sao? Phải làm gì để ngăn họ tìm đến cái chết?

Các dấu hiệu cảnh báo không phải lúc nào cũng rõ ràng và chúng không giống nhau ở mỗi người. Một số người thực hiện ý định của họ rõ ràng, trong khi những người khác giấu ý nghĩ tự tử và cảm xúc bí mật. Tuy nhiên, vẫn có các dấu hiệu phổ biến của tự tử.

Một số người thực hiện ý định rõ ràng, số khác giấu ý nghĩ tự tử và cảm xúc bí mật. 
Một số người thực hiện ý định rõ ràng, số khác giấu ý nghĩ tự tử và cảm xúc bí mật. 

- Nói về tự tử, ví dụ tuyên bố những câu như: “Tôi sẽ tự sát”, “Tôi ước gì tôi đã chết” hoặc “Tôi ước mình đã không được sinh ra”.

- Chuẩn bị các phương tiện để tự sát, chẳng hạn như mua một khẩu súng hoặc thuốc dự trữ

.- Hạn chế mọi sự tiếp xúc xã hội và muốn được ở một mình.

- Có tính khí thất thường như cảm xúc tăng cao vào một ngày và buồn bã cực độ các ngày tiếp theo.

- Quan tâm, suy nghĩ nhiều đến cái chết, cách chết hoặc bạo lực.

- Cảm giác bị mắc kẹt hoặc vô vọng về một tình huống.

- Tăng cường sử dụng rượu hay ma túy.

- Thay đổi thói quen bình thường, bao gồm việc ăn uống hoặc giờ giấc đi ngủ.

- Làm những điều rủi ro hoặc tự hủy hoại như sử dụng ma túy hay lái xe thiếu thận trọng.

- Cho đi đồ đạc hoặc thực hiện các công việc theo trình tự mà không có lời giải thích hợp lý cho việc này.

- Nói lời tạm biệt với mọi người dường như sẽ không bao giờ gặp lại họ lần nữa.

- Phát triển các thay đổi tính cách hoặc là lo lắng quá mức hoặc bị kích động, đặc biệt là khi gặp một trong số những dấu hiệu cảnh báo liệt kê ở trên.

Tại Việt Nam, cứ 10 người trầm cảm nặng thì 4 người có ý định tự sát và một trong số đó đã tự sát nhưng thất bại.
Tại Việt Nam, cứ 10 người trầm cảm nặng thì 4 người có ý định tự sát và một trong số đó đã tự sát nhưng thất bại.

Trầm cảm và những con số biết nói

Tại Việt Nam, trầm cảm chiếm đến gần 4% dân số, đây là con số chạm ngưỡng báo động. Hậu quả của trầm cảm rất nặng nề, người bị trầm cảm tìm đến cái chết khá cao, khoảng 15% số người mắc trầm cảm có hành vi tự sát và khoảng 4% chết do tự sát. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc tự sát ở những người trầm cảm. Tuy nhiên tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, các bác sĩ ước tính, cứ 10 người trầm cảm nặng thì 4 người có ý định tự sát và một trong số đó đã tự sát nhưng thất bại.

Lý do khiến trầm cảm dễ dẫn đến tự sát là do mất ngủ, căng thẳng kéo dài, rối loạn nội tiết, lạm dụng chất kích thích.

Làm thế nào để ngăn chặn người có ý định tự vẫn?

Lắng nghe họ

Trầm cảm là căn bệnh của sự cô đơn, người mắc trầm cảm thật sự rất cần được quan tâm, chia sẻ. Hãy để cho họ biết rằng, họ không hề cô đơn bằng cách thường xuyên lắng nghe, cảm thông và đưa ra hy vọng để xoa dịu ý định tự tử. Bạn cho họ thấy cuộc sống của họ quan trọng đến thế nào và việc lựa chọn cái chết sẽ để lại nỗi mất mát to lớn cho người khác như thế nào. 

Hãy thật sự lắng nghe họ, họ cần được quan tâm và chia sẻ.
Hãy thật sự lắng nghe họ, họ cần được quan tâm và chia sẻ.

Dùng thực phẩm để cải thiện tâm trạng

Khi bị trầm cảm, người ta có hai xu hướng là ăn nhiều hoặc bỏ ăn. Tuy nhiên, nếu được người thân quan tâm chăm sóc với một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong thời gian này sẽ là cách điều trị trầm cảm hiệu quả. Các loại hạt quả mọng, socola đen, cà chua, rau bina, mật ong, dừa, ngũ cốc nguyên hạt... để cải thiện tâm trạng. Những thực phẩm này làm tăng lượng endorphin giúp người mắc trầm cảm trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn. 

Tránh xa chất kích thích

Các chất kích thích như rượu và ma túy có tác dụng giảm đau tạm thời nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Các chất này làm gia tăng ý định tự tử của người mắc. Do đó, tránh xa rượu bia và ma túy là điều bắt buộc phải làm trong quá trình điều trị trầm cảm. 

Luyện Yoga

Nghiên cứu đã chỉ ra, 73% người mắc trầm cảm khi tập Yoga có xu hướng giảm bệnh hoặc đã hết hẳn. Nguyên do là khi tập Yoga, cơ thể tiết ra chất GAGB-1 giúp tăng sự hưng phấn, tạo tinh thần tích cực cho người tập. Ngoài ra một số liệu khác cũng chứng minh rằng, triệu chứng trầm cảm sẽ giảm 40-50% trong 3 tháng kiên trì tập luyện. 

AN LY (t/h)

Nhiều sao Việt cũng từng trầm cảm và có ý định tự tử vì áp lực

Nhiều sao Việt cũng từng trầm cảm và có ý định tự tử vì áp lực

Tuy không khắt nghiệt như làng giải trí Hàn Quốc nhưng áp lực mà sao Việt phải chịu đựng cũng khiến nhiều người có ý định tự tử.