Mỹ lên án Trung Quốc đang "tàn phá" sông Mekong

Các đập thủy điện của Trung Quốc gây ra tình trạng thay đổi mực nước thất thường ở hạ nguồn, ảnh hưởng đến đời sống cư dân khu vực này.

Giữa tháng 4 vừa qua, một nghiên cứu được Eyes of Earth đã gửi đi cảnh báo các dự án thủy điện của Trung Quốc đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hạ lưu sông Mekong. Eyes on Earth cho rằng đập thủy điện Trung Quốc đang giữ phần lớn nước sông Mekong, gây hạn hán ở vùng hạ nguồn.

Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu về vệ tinh trong giai đoạn từ 1992 - 2019 được công bố trên nhiều diễn đàn về sông Mekong như Đối tác Cơ sở hạ tầng Bền vững (SIP) và Sáng kiến Hạ nguồn Mekong.

Mỹ lên án Trung Quốc đang

Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Sông Mekong được coi là huyết mạch của Đông Nam Á và là điều kiện quyết định cuộc sống của gần 200 triệu người làm nông nghiệp và thủy sản.

Đập nước đầu tiên của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong được xây dựng vào thập niên 1990, đang vận hành 11 đập thủy điện dọc con sông và có kế hoạch xây thêm nhiều đập để đáp ứng nhu cầu điện trong nước.

Theo báo cáo của Eyes of Earth, tỉnh Vân Nam có lượng mưa và băng tan từ tháng 5 đến 10/2019 cao hơn trung bình hàng năm. Tuy nhiên mực nước sông ở biên giới Thái Lan - Lào lại thấp hơn những năm trước đó.

Eyes of Earth cho rằng một số đập nước đã thay đổi dòng chảy tự nhiên làm cho vùng hạ nguồn có mực nước thấp chưa từng có tiền lệ, điều này có thể đe dọa an ninh lương thực cả khu vực.

Trung tâm Stimson, tổ chức nghiên cứu an ninh có trụ sở ở Mỹ, cho biết, hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc đang tạo ra các thay đổi thất thường, tàn phá mực nước hạ nguồn. Các đợt xả nước bất ngờ sẽ làm mực nước sông tăng vọt, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hạ nguồn và phá hủy hệ sinh thái.

Không chỉ vậy một vài đập thủy điện trong 100 thủy điện hoạt động ở dọc Mekong (nhiều đập không thuộc Trung Quốc) đang gây ảnh hưởng dòng nước. Theo các chuyên gia, Trung Quốc là nước thượng nguồn, hệ thống đập thủy điện có thể đóng vai trò lợi ích chính trị chiến lược, buộc các nước hạ nguồn phụ thuộc vào hoạt động của Bắc Kinh.

Trong nhiều năm qua, mực nước tăng giảm thất thường mỗi khi có đập thủy điện mới. Pianporn Deetes, đại diện Thái Lan tại tổ chức Sông ngòi Quốc tế cho hay, hoạt động bất thường này đã thay đổi hệ thống tự nhiên của sông Mekong

Theo Trung tâm Stimson, ngư dân Camphuchia ở vùng Biển Hồ thu về sản lượng cá thấp hơn bình thường từ 80 - 90%. "Một số khu vực đông dân ở châu thổ sông Mekong tại Việt Nam cũng hoàn toàn mất nguồn nước ngọt", tác giả Brian Eyler và Courtney Weatherby cho hay.

Mới đây ở Việt Nam, nạn hạn mặn tại ĐBSCL cũng đến sớm hơn mọi năm. Chưa kể là mức độ hạn sâu bất thường và kéo dài khiến 6 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp, gây thiệt hại 43.000 ha lúa và khiến 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Mặc dù có nhiều báo cáo, nghiên cứu, số liệu minh chứng cho tình trạng đập thủy điện của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến các khu vực hạ nguồn nhưng nước này vẫn liên tục bác bỏ. Họ cho rằng nguyên nhân hạn hán ở hạ nguồn sông Mekong là những đợt gió mùa bất thường và hiện tượng El Nino cực đoan

Thậm chí, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuần trước gọi nghiên cứu của Eyes of Earth là "vô căn cứ" và "đi ngược lại thực tế".

Thanh Mai

Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội trở lại vị trí cao nhất thế giới

Chỉ số ô nhiễm của Hà Nội trở lại vị trí cao nhất thế giới

Sáng 28/4 chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội là 175, ở vị trí ô nhiễm nhất thế giới, trên cả Dhaka của Bangladesh, Trung Quốc, Uzbekistan,...