Quốc hội thông qua miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển

Quốc hội thông nhất thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 25/11, Quốc hội đã đưa ra biểu quyết về một số điều trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này còn mở rộng miễn thị thực với người nước ngoài khi vào khu kinh tế biển do Chính phủ quyết định. Tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có sân bay quốc tế và có không gian riêng biệt.

- Có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền.

- Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

- Không làm hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Quốc hội thông qua miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển

Ủy Ban thường vụ Quốc hội đã đưa báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự luật. Các đại biểu đa phần đồng ý tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng phải có quy định chặt chẽ, bổ sung các điều kiện về khu kinh tế biển cho đầy đủ. Cũng có ý kiến cho rằng khi miễn thị thực cho nước ngoài vào khu kinh tế ven biển cần cân nhắc các quy định liên quan đến “đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

Ông Võ Trọng Việt, chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh cho biết việc bổ sung miễn thị thực cho người nước ngoài vào vùng kinh tế ven biển là phù hợp, tạo cơ hội thu hút đàu tư, hoạt động kinh tế phát triển, đảm bảo công tác quản lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Về quy định miễn thị thực, các đai biểu có các ý kiến khác nhau như sau:

Có đại biểu nhất trí về việc bổ sung các điều kiện quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước là: “Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thị thực hoặc đơn phương miễn thị thực cho công dân Việt Nam”. Quốc hội giao cho Chính phủ quy định trong trường hợp nước bạn có quy định khác không bình đẳng đối với công dân Việt Nam.

Có đại biểu đề nghị cân nhắc quy định về đơn phương miễn thị thực, phải căn cứ vào tình hình từng giai đoạn để áp dụng, đồng thời vận động các nước khác đơn phương cũng phải miễn thị thực cho người Việt Nam.

Một số khác muốn giữ nguyên đơn phương miễn thị thưc vì cho rằng chỉ nên bổ sung dự thảo luật và chờ ý kiến của các nước khác tạo điều kiện cho công dân Việt Nam rồi nước mình mới tiến hành.

Tuy nhiên, UB Quốc hội cho rằng Việt Nam hiện đang đơn phương miễn thị thực cho 13 quốc gia, ngược lại có 7 quốc gia cũng thực hiện chính sách tương tự cho công dân Việt Nam. Nếu chúng ta bổ sung điều kiện đi kèm luật này sẽ làm thu hẹp diện các nước được đơn phương miễn thị thực, đấy là một điều khó thực hiện và ảnh hưởng đến đối ngoại với các nước bị thu hẹp.

Kết quả biểu quyết thông qua luật.
Kết quả biểu quyết thông qua luật.

Khi đẩy mạnh các công tác hành chính, tạo điều kiện cho người nước ngoài nhập cảnh không nên thu hẹp diện các nước được đơn phương miễn thị thực. Khi nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh thì công dân Việt Nam cũng sẽ được các nước tạo điều kiện thuận lợi hơn khi họ xuất cảnh ra nước ngoài.

Theo đó, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất không bổ sung điều kiện bắt buộc nước khác phải có chính sách tương tự Việt Nam trong việc miễn thị thưc. UB đề nghị giữ nguyên quy định như cũ, loại bỏ đề xuất mà Chính phủ trình.

Kết quả thông qua: 404 trong tổng số 446 tham gia bỏ phiếu tán thành (tương đương 83,64% tổng số đại biểu Quốc hội). Có 26 đại biểu, tương đương 5,38% tổng số đại biểu Quốc hội không tán thành.

Thanh Mai

Động đất ở Cao Bằng, dân Hà Nội cũng thấy rung lắc

Động đất ở Cao Bằng, dân Hà Nội cũng thấy rung lắc

Cộng đồng mạng đang xôn xao một số nơi tại khu vực có hiện tượng rung lắc đặc biệt là các tầng cao.