Tròn 1 năm thí nghiệm công nghệ Nhật Bản, sông Tô Lịch và Hồ Tây giờ ra sao?

Cho đến nay đã 1 năm thí điểm bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản do đoàn chuyên gia Nhật Bản và Công ty JVE đã tiến hành. 

Hiện nay, khu vực thí điểm Hồ Tây vẫn duy trì công nghệ Nano-Bioreactor với 2 máy Nano và các tấm Bioreactor đặt chìm ở dưới lòng Hồ từ thời điểm ban đầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia Nhật Bản, sau khi nước đã được xử lý đạt quy chuẩn thì không cần vận hành máy 24/24 nữa, mà giảm xuống 6/24 vào tối khi  hàm lượng oxy hòa tan DO xuống thấp hoặc hoàn toàn không cần vận hành (0/24h) máy nano tùy vào tình trạng nước trong khu xử lý.

Theo tình hình hiện tại ở khu thí điểm, nước trong, cá vẫn sống tốt, còn ở sông Tô Lịch, sau khi tháo dỡ thí điểm nước đã bị ô nhiễm trở lại. 

Sau 1 năm xử lý, nước Hồ Tây vẫn trong.
Sau 1 năm xử lý, nước Hồ Tây vẫn trong.

Đoàn Chuyên gia Nhật Bản đã công bố giải pháp xử lý nước thải tại chỗ từ các cống nước trước khi thải ra sông để xử lý cả sông Tô Lịch bằng Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản sẽ gồm 2 nhóm.

Nhóm 1 là hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h) tại bể ngầm ở các cống rồi mới xả vào sông nước sau xử lý đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch. Nhóm 2 là hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.

Giải pháp đảm bảo xử lý nước tại bể ngầm dưới đất nhóm 1 tạo ra nước đạt quy chuẩn rồi mới chảy vào sông Tô Lịch. Nếu nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có nhóm 2 xử lý. Ngoài nhiệm vụ xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, nhóm 2 sẽ xử lý tiếp khâu phát sinh này và tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch. Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.

Theo các chuyên gia, nếu áp dụng xử lý tại bể ngầm mà không dùng công nghệ Nano thì không hiệu quả, vì không xử lý được bùn hữu cơ với công nghệ thường, phải dùng bể lắng ly tâm hút bùn và ép bùn cơ học. 

Nếu áp dụng bể ngầm tại các cống thì không thể xử lý ép bùn. Các chuyên gia Nhật Bản đưa ra giải pháp xử lý bằng bể ngầm tại các công vì công nghệ Nano phân hủy được bùn hữu cơ nên gần như không còn bùn trong các bể xử lý thì mới có thể xử lý tại chỗ được.

Vậy, sau khi kết thúc thí điểm tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây thì hiện nay công nghệ có được triển khai tại đâu hay không?

Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc.
Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc.
Chỉ số mùi hôi thối giảm xấp xỉ 1000 lần từ 999 về 1 sau 10 ngày xử lý.
Chỉ số mùi hôi thối giảm xấp xỉ 1000 lần từ 999 về 1 sau 10 ngày xử lý.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đoàn chuyên gia Nhật chưa thể nhập cảnh vào VIệt Nam nên chưa thể tiếp tục triển khai tiếp các vấn đề liên quan đến sông Tô Lịch và Hồ Tây.

Tuy nhiên theo chuyên gia Kỹ thuật JVE, sau khi thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản tại một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JVE đã triển khai mở rộng tại một số tỉnh không chỉ trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm sông hồ mà còn trong lĩnh vực xử lý nước thải (XLNT) trong Nhà máy XLNT công nghiệp, XLNT chăn nuôi và tại đầm nuôi tôm tại một số tỉnh. Cụ thể dưới đây là một trong các dự án đã xử lý thành công thời gian vừa qua tại dự án XLNT công nghiệp có nồng độ ô nhiễm hơn rất nhiều lần sông Tô Lịch và Hồ Tây.

Sau 3 ngày vận hành máy Nano thì mùi ở bờ hồ trung hòa khu vực xử lý đã giảm, sau 10 ngày thì giảm nhiều nhất khoảng 1000 lần (999 giảm về 1), mùi đã giảm rõ rệt cả về cảm quan lẫn định lượng qua con số thực tế.

Trao đổi với VOV, chuyên gia kỹ thuật của JVE cho biết nước thải mới chảy không phải tác nhân gây mùi mà là do chất hữu cơ, lớp bùn tầng đáy tích tụ trong môi trường yếm khí và sinh ra các khí độc như H2S, NH3, CH4. Không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối. Chúng ta cần đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên.

Sục khí thông thường tạo ra bọt khí chỉ tồn tại 5 giây và sẽ vỡ ra, bọt khí thường không tồn tại dưới đáy được nên không phản ứng được khí gây ra mùi thối ở tầng bùn đáy. Nếu sục khí thông thường thì càng hôi thối, khí độc sẽ bay lên, còn sục khí Nano sẽ hết mùi. Khí Nano tạo ra khí bọt nhỏ tồn tại tối thiểu 8 tiếng, lâu gấp 5760 lần trong tầng bùn đáy và phân hủy khí độc, khả năng xử lý mùi nhanh. 

Theo chuyên gia Kỹ thuật của JVE, công nghệ sục khí Nano của Nhật Bản với nguyên lý tạo ra sóng siêu âm, bắn phá điện li phân tử nước tạo ra các gốc hydroxyl (•OH) hay đơn giản gọi là OH là gốc oxy hóa mạnh hơn cả O3 (ozon) và H2O2. Gốc tự do OH này có thể oxy hóa thành tế bào của cả những chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học, rồi sau đó vi sinh vật được kích hoạt “ăn” chất ô nhiễm hữu cơ.

Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa.
Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi trắng mặt hồ trung hòa.
Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy.
Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy.

Kết quả cho thấy chất hữu vánh xanh nổi lên trắng hồ nhưng phân hủy sau 2 tuần hoàn toàn thông qua nguyên lý công nghệ sục khí Nano mà không cần sử dụng hóa chất và thể hiện qua cả chỉ số ô nhiễm COD. Vì vậy, khi sông hồ ô nhiễm, nếu chỉ thu gòm bên ngoài thôi là không đủ, cần áp dụng giải pháp công nghệ để xử lý tận gốc ô nhiễm trong lòng sông hồ.

Thanh Mai

Chất nicotine trong thuốc lá có thể giảm nguy cơ nhiễm COVID-19?

Chất nicotine trong thuốc lá có thể giảm nguy cơ nhiễm COVID-19?

Nicotine có thể sẽ ngăn ngừa virus corona xâm nhập, nhưng thói quen hút thuốc lá thì hoàn toàn không.