WHO lý giải cách Trung Quốc giảm kỷ lục số ca nhiễm virus covid-19

Tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã có nhiều khả quan trong khi trên thế giới thì các ca nhiễm ngày một tăng.

Trung Quốc là quốc gia có đến 83% số ca nhiễm virus covid-19, tuy nhiên trong nhiều ngày vừa qua con số này đã có dấu hiệu giảm dần. Trong ngày 2/3 chỉ có 125 ca nhiễm mới, mức tăng này là ít nhất kể từ khi Trung Quốc bùng phát dịch.

Quan trọng nhất là tốc độ

Trong khi các quốc gia đang có số ca bệnh tăng nhanh thì nhiều khả năng Trung Quốc đã đi qua đỉnh dịch và đang giảm tốc độ lây nhiễm. Điều cần thiết bây giờ là các nước đó phải tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc để ngăn chặn dịch một cách tốt nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cử một đoàn gồm các chuyên gia nghiên cứu đến Trung Quốc do nhà dịch tễ học kỳ cựu, trợ lý tổng giám đốc WHO, ông Bruce Aylward dẫn đầu.

Sau khi từ Trung Quốc trở về, ông Bruce Aylward đã đưa ra báo cáo về một vấn đề là những phương pháp nào để ngăn chặn dịch Covid-19 ở Trung Quốc và tại sao tốc độ trong cách xử lý dịch bệnh là điều rất quan trọng. Theo ông, phương pháp ứng phó dịch chính của Trung Quốc là phát hiện, tìm kiếm những ca tiếp xúc gần và dừng tụ tập đông người. Điểm quan trọng được nhấn mạnh chính là vấn đề tốc độ. "Anh càng phát hiện nhanh các ca bệnh, cô lập các ca đó và truy ra những sự tiếp xúc gần của họ, anh sẽ càng kiểm soát dịch thành công", ông Bruce Aylward nói.

Ông Bruce Aylward, trưởng phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO tới Trung Quốc tìm hiểu về dịch bệnh covid-19.
Ông Bruce Aylward, trưởng phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO tới Trung Quốc tìm hiểu về dịch bệnh covid-19.

Cách ly để chặt đứt sợi dây lây nhiễm

Theo ông Bruce, một bài học khác cũng đóng vai trò chính đó là bình tĩnh xử lý mọi việc và triển khai toàn bộ một cách có hệ thống từ việc phát hiện ca bệnh cho đến tìm ra người tiếp xúc có liên quan.

Nhiều người lại đặt ra vấn đề là “làm sao có thể phong tỏa thành phố 15 triệu dân như Trung Quốc?”. Câu trả lời của ông Bruce như sau: "Người dân của quý vị có hiểu những điều x, y, z về chủng virus này không? Nếu quý vị muốn tăng tốc phản ứng với dịch bệnh, người dân của quý vị phải hiểu về căn bệnh này".

Ông Bruce nói về các triệu chứng đầu tiên của bệnh là sốt và ho khan, nhiều người vẫn chủ quan đó là cảm lạnh. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì khác, họ bắt đầu kiểm tra những người bị sốt ngay từ đầu, thậm chí một nhóm nhân viên y tế sẽ đến tận nhà làm xét nghiệm và có kết quả cho người bệnh chỉ trong khoảng từ 4-7 tiếng. Ở điểm này vai trò của cơ chế xử lý của hệ thống y tế sở tại mới là điều cần chú ý nhiều nhất.

Điểm tiếp theo là cần có cơ sở hạ tầng y tế công đủ tốt để điều tra các ca bệnh, xác minh nguồn tiếp xúc rồi đưa bệnh nhân vào diện giám sát, theo dõi. “Đó là 90% trong cách phản ứng dịch của Trung Quốc", ông Bruce Aylward nói.

Nguồn lây chính là những người tiếp xúc gần nhất với bệnh nhân, đây là biện pháp ngăn chặn đúng đắn của Trung Quốc và một số nước. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ cần phải có thông tin đầy đủ, phát hiện những ca bệnh đó và nhanh chóng cách ly. Cách ly càng sớm sẽ càng nhanh chóng chặt đứt sợi dây lây nhiễm.

Những người này cần phải được theo dõi đến khi chắc chắn về tình trạng sức khỏe. “Phải nhắc lại là chỉ là những người có tiếp xúc gần, không phải tất cả mọi người", chuyên gia Bruce Aylward nói.

Miễn phí điều trị

Điểm ưu việt nữa của Trung Quốc dưới góc nhìn của chuyên gia WHO là miễn phí xét nghiệm và điều trị bệnh cho người dân. Vì đây việc thanh toán hóa đơn viện phí là một rào cản lớn với những người muốn được xét nghiệm. Chính phủ Trung Quốc nhận trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí điều trị covid-19 cho người dân, thậm chí cả những người không có bảo hiểm để cố gắng xóa bớt những rào cản có thể khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn. 

Các đơn thuốc thường không kéo dài hơn 1 tháng, nhưng với thời điểm dịch bệnh thì họ được tăng thêm 3 tháng để hạn chế việc đến viện nhiều. Đơn thuốc cũng được phép kê online và thông qua mạng xã hội WeChat (thay vì phải có bác sĩ kê như bình thường).

Ngoài ra Trung Quốc cũng thiết lập hệ thống giao thuốc tới cho những cộng đồng bị ảnh hưởng dịch để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Thanh Mai

Nhu cầu cá tra Trung Quốc sẽ tăng khi dịch COVID-19 ổn định

Nhu cầu cá tra Trung Quốc sẽ tăng khi dịch COVID-19 ổn định

Nhu cầu cá tra Trung Quốc sẽ tăng trở lại sau dịch để đáp ứng nhu cầu xuất ăn cho nhân viên văn phòng cũng như công nhân tại các nhà máy.