5 sự kiện nhà đầu tư cần quan tâm ngày 17/12: Mỹ hoàn tất gói cứu trợ 1.400 tỷ USD, chứng khoán cùng vàng 'thăng hoa'

Với gói hỗ trợ tài chính của Mỹ và Fed không thay đổi chính sách tiền tệ giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn khiến thị trường chứng khoán tăng cao.

Đàm phán về gói cứu trợ bắt đầu tiến triển

Trước sức ép ngày càng gia tăng trong việc thông qua gói kích thích nền kinh tế vốn chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell và lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy đã có 2 cuộc gặp trong ngày 15/12, với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer.

Toàn cảnh cuộc họp của Quốc hội Mỹ.
Toàn cảnh cuộc họp của Quốc hội Mỹ.

Đến hiện tại, nghị sĩ lưỡng đảng đang cố gắng hoàn tất dự luật ngân sách liên bang trị giá 1.400 tỷ USD, để duy trì các hoạt động của chính phủ từ đến tháng 9/2021. Dự luật này sẽ cấp ngân sách cho các chương trình chăm sóc sức khỏe, an ninh nội địa và hoạt động viện trợ quân sự tại nước ngoài.

Fed bắt đầu cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2020

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2020 trong ngày 15/12, để xem xét cách thức hỗ trợ tốt nhất đối với nền kinh tế trong bối cảnh việc triển khai tiêm ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được tiến hành. Fed thông báo rằng, họ chắc chắn sẽ giữ nguyên lãi suất khi quyết định chính sách kinh tế mới nhất. 

Theo thông lệ, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp chính sách vào ngày 16/12 (theo giờ Mỹ). Ông Powell dự kiến sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi “khó nhằn” về số phận của nền kinh tế, nếu các nhà lập pháp Mỹ không thể tháo gỡ bế tắc và gia hạn chương trình hỗ trợ người thất nghiệp sắp hết hạn vào cuối năm nay.

Chỉ số PMI tháng 12 được công bố

Các chuyên gia kinh tế cho rằng quan chức của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed sẽ cung cấp thêm thông tin về việc tăng quy mô chương trình mua trái phiếu trên mức hiện nay là 120 tỷ USD/tháng. Tuy nhiên, đây cũng là một rào cản mới khi mua tài sản tín dụng nếu thị trường có nhiều bất ổn.

Viện Quản lý nguồn cung vừa cung cấp dữ liệu về một chỉ số quản lý sức mua hàng (PMI) tháng 12 cho khu vực đồng euro. Theo đó, chỉ số công bố đứng ở mức 49,8 - ngay dưới mức cho thấy nền kinh tế đang mở rộng. Kết quả này vượt xa kỳ vọng của các nhà kinh tế, vì trước đó họ đặt mục tiêu chỉ là 45,7. Nhiều ý kiến cho rằng, PMI đạt mức tăng cao được thúc đẩy bởi ngành sản xuất của Đức và các ngành dịch vụ của Pháp.

Đồng euro lần đầu tiên tăng trên 1,22 USD kể từ năm 2018. Chỉ số PMI của Vương quốc Anh cho thấy thị trường kinh tế nước này đã tăng trưởng trở lại vào tháng 12, khi việc dự trữ hàng hóa đã thúc đẩy các nhà sản xuất. 

Thị trường đồng loạt tăng

Các nhà đầu tư cổ phiếu đang giữ sự lạc quan trước thông tin Fed dự kiến không thay đổi chính sách tiền tệ trong cuộc họp cuối năm 2020. 

Thị trường thay đổi tích cực do các nhà đầu tư tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ kinh tế. 
Thị trường thay đổi tích cực do các nhà đầu tư tin tưởng vào các chính sách hỗ trợ kinh tế. 

Qua một đêm, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,8%, trong khi chỉ số Topix của Nhật Bản cao hơn 0,3% khi đóng cửa. Vào lúc 5h50 tại Châu Âu, chỉ số Stoxx 600 đã tăng 0,9% với cổ phiếu tất cả các ngành đều giao dịch trong sắc xanh.

Hợp đồng tương lai của S&P 500 cũng cao hơn mức mở. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 0,923% và vàng tăng giá.

Những sự kiện sắp diễn ra

Theo giờ Mỹ, dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ cho tháng 11 được công bố lúc 8h30 với dự kiến giảm 0,3%. Đến 10h, Hiệp hội các nhà xây dựng quốc gia (NAHB) sẽ đưa ra chỉ số thị trường nhà ở tháng 12. Cũng trong buổi sáng, sản lượng dầu thô được báo cáo. 

Vùng Đông Bắc của Hoa Kỳ được dự báo sẽ hứng chịu một cơn bão.

XUYẾN KIM

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương