Từ lâu, kỳ thi đại học không chỉ là một kỳ thi, mà còn là một bước ngoặt. Sau kỳ thi, tùy thuộc vào điểm số, sự lựa chọn trường đại học, khu vực... mà triển vọng phát triển tương lai của sinh viên cũng biến chuyển ít nhiều.
Đáng chú ý, nhiều người cho rằng đặc điểm của kỳ thi này có thể tóm gọn trong cụm "3 phần thi, 7 phần chọn". Điều đó có nghĩa là, nếu thí sinh chọn ngành chọn trường kỹ càng ngay từ đầu, chính họ sẽ thay đổi được số phận của mình. Một số thí sinh có thành tích học tập không tồi, thái độ học tập cũng tốt song lại không có nhiều kỹ năng trong việc điền đơn đăng ký, và cuối cùng có thể không phát huy hết thế mạnh của mình trong kỳ thi đại học.
Trong khi đó, một số thí sinh, dù thành tích có thể không quá xuất sắc nhưng lại biết lựa chọn thứ phù hợp với mình, bởi vậy họ vẫn có cơ hội vào được trường tốt, học ngành mình giỏi và ra trường có ưu thế hơn.
Nhìn chung, việc chọn ngành thậm chí còn quan trọng hơn chọn trường. Các chuyên gia đã nghiên cứu và tổng kết ra 8 chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật có tỉ lệ việc làm chạm ngưỡng 90% và có thể tăng lên trong tương lai gần. Các thí sinh có thể tham khảo để có tình hình việc làm tốt hơn trong tương lai.
Đứng đầu danh sách là chuyên ngành máy tính. Chuyên ngành này có thể nói là bền vững với thời gian, trong kỷ nguyên Internet, sinh viên chọn chuyên ngành này có triển vọng việc làm tương lai rất tốt. Ngay cả khi không vào được công ty lớn, việc tích lũy kinh nghiệm tại một số công ty nhỏ cũng là một lựa chọn không tồi.
Đứng thứ hai là chuyên ngành thiết kế cơ khí và tự động hóa. Độ hot của chuyên ngành này luôn cao, ngay cả khi ngành sản xuất không còn "nhiệt" như xưa, song đây vẫn là chuyên ngành không lo việc làm.
Đứng thứ ba là chuyên ngành kỹ thuật dân dụng. Mặc dù đây là chuyên ngành được nhiều người né tránh trong kỳ thi đại học vì công việc vất vả và không khuyến khích sinh viên lựa chọn, nhưng tỉ lệ việc làm của chuyên ngành này là tuyệt đối không tệ.
Tiếp theo là chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Ngành kỹ thuật thông tin có liên quan đến công nghệ cao, triển vọng việc làm trong tương lai cũng không tồi.
Các chuyên ngành có tỷ lệ việc làm cao thí sinh có thể tìm hiểu tiếp theo là chuyên ngành kiến trúc và chuyên ngành kỹ thuật điện và tự động hóa. Chuyên ngành kỹ thuật đo đạc cũng nằm trong danh sách này. Nhu cầu xã hội của chuyên ngành này khá lớn, sinh viên cũng có thể tìm hiểu thêm.
Cuối cùng còn có một chuyên ngành đó là chuyên ngành kỹ thuật ô tô. Đây gần như là chuyên ngành có thể đạt đến tình huống "doanh nghiệp tranh nhau đến trường xin người", tỉ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên cao chót vót.
Kết
Trước khi lựa chọn chuyên ngành, các bạn trẻ cần phải xem xét một số yếu tố như sau:
- Sở thích và đam mê: đam mê không thể làm cơm ăn, nhưng nếu bạn hoàn toàn không thích một chuyên ngành, sẽ rất khó để bạn có thể chú tâm học hành cũng như gắn bó lâu dài với lĩnh vực đó.
- Mục tiêu nghề nghiệp: hãy xem xét mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai trước, chuyên ngành phải có mối quan hệ nhất định với nghề nghiệp tương lai, phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp tương lai của sinh viên.
- Kỹ năng cá nhân: tài năng cá nhân phải phù hợp với chuyên ngành được chọn, như vậy mới có lợi cho sự phát triển sau này.
- Yếu tố tổng hợp: trước khi chọn chuyên ngành cũng cần xem xét đến các yếu tố tổng hợp. Chẳng hạn, liệu bạn có chọn trường đại học ở xa không, khu vực dự định việc làm trong tương lai là ở đâu, lối sống, học phí và các vấn đề khác, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống đại học của bạn.
Tổng hợp
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: 5 ngành học được trả lương "tệ" nhất khi mới ra trường, sinh viên vừa học vừa lo thất nghiệp
Đối tượng khảo sát của FED là những người ở giai đoạn đầu sự nghiệp từ 22 đến 27 tuổi