1. Phong cách retro, hoài cổ
Retro là phong cách thiết kế mang đậm chất hoài cổ, cuốn hút và dịu dàng nhưng vẫn mang vẻ đẹp của hiện đại. Phong cách này tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành, mộc mạc của quá khứ nhưng vẫn toát lên sự hiện đại, quyến rũ của đời sống đương thời.
Những món đồ nội thất theo phong cách Retro được thiết kế một cách khéo léo và tinh tế toát lên cái hồn của sự cổ xưa cùng với nét đẹp hiện đại.
Ngoài ra, các vật dụng trang trí chủ đạo là tranh ảnh với những bức tranh được sử dụng thường mang chủ đề trừu tượng hiện đại. Những gam màu rực sáng và đầy phá cách như nâu đỏ, cam ngọt kết hợp với màu vàng, nâu hay xanh non... là thường được lựa chọn để tạo nên điểm nhấn cho thiết kế Retro.
2. Phong cách Luxury
Có thể nói, phong cách sang trọng là bước phát triển vượt bậc của phong cách cổ điển, từ cách bài trí không gian, bài trí nội thất cho đến màu sắc sử dụng đều có những nét đặc trưng hoàn toàn khác biệt so với các phong cách thiết kế nội thất chung cư khác.
Nhắc đến từ "sang trọng" chắc hẳn bạn sẽ hình dung ra một không gian xa hoa, lộng lẫy với đầy những món đồ cao cấp, đắt tiền.
Trên thực tế, đồ nội thất sử dụng trong phong cách sang trọng đều được lựa chọn từ những chất liệu tốt nhất, có khả năng sản xuất ra những đồ vật cao cấp, mang giá trị thẩm mỹ cao không chỉ qua hình thức bên ngoài mà còn ở giá trị cốt lõi bên trong.
Ngoài ra, những đường nét, hoa văn vô cùng tinh tế, thiết kế nội thất sang trọng cũng gây ấn tượng mạnh. Đây không chỉ là chi tiết giúp tô điểm cho không gian mà còn là điểm nhấn mạnh khiến người nhìn khó có thể rời mắt.
3. Phong cách Vintage
Phong cách Vintage mang đến cho bạn một không gian sống yên bình, thư thái; một ốc đảo thư giãn giữa nhịp sống ồn ào, xô bồ nơi phố thị.
Màu sắc là yếu tố đặc trưng dễ nhận biết nhất của phong cách nội thất Vintage. Tone màu chủ đạo trong phong cách hoài cổ là các gam màu nhẹ nhàng, nhã nhặn như màu trắng, kem, xanh nhạt...
Không gian nội thất Vintage là sự pha trộn giữa các vật liệu hiện đại như máy tính, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng với các đồ dùng đã lỗi thời như những chiếc đèn chùm cổ, một chiếc bàn cũ kĩ, chiếc ghế đã bạc màu sơn, những khung ảnh cũ hay những vật dụng đã phôi pha theo thời gian tạo nên một phong cách độc đáo.
Những đồ vật trang trí mang tính “hoài cổ” là đặc điểm khác biêt của phong cách Vintage.
4. Phong cách tối giản Minimalism
Phong cách Minimalism (Phong cách tối giản) là phong cách bố trí ít đồ đạc và hạn chế sử dụng các đồ nội thất không cần thiết, đặc biệt nội thất chỉ mang tính chất trang trí. Trong phong cách nội thất tối giản cần chú ý đến hình dạng, màu sắc và vật liệu.
Thiết kế tối giản trong nội thất sẽ không sử dụng quá 4 màu trong một không gian. Thông thường chỉ sử dụng tối đa 3 màu bao gồm: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu tạo điểm nhấn.
Trong đó, những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để làm nổi bật nội thất bên trong. Những gam màu nhẹ nhàng, trung tính khi được kết hợp với những món đồ nội thất tối giản sẽ tạo nên 1 không gian vừa tinh tế, lại trang nhã phù hợp với phong cách nội thất tối giản Minimalism.
5. Phong cách thiết kế Art Deco
Phong cách Art Deco luôn đề cao sự sa hoa, lộng lẫy nhưng phải hiện đại. Style này đi ngược lại với lối thiết kế đơn giản. Đây là kiểu phong cách được tầng lớp thượng lưu ở các cường quốc Phương Tây rất ưa chuộng.
Mặc dù trải qua nhiều biến động của thời gian nhưng những điều đẹp đẽ, lộng lẫy vẫn khiến con người bị say đắm.
Phong cách này không sử dụng các chi tiết cầu kỳ mà hướng đến những gam màu rực rỡ để gây ấn tượng thị giác, cũng như sử dụng những thiết kế hình học hiện đại và đổi mới.
Màu sắc được sử dụng theo lối thiết kế này là những màu làm toát lên được sự xa hoa, trang trọng như vàng, ánh kim, bạc, đen, đỏ đô, xanh lá cây, xanh da trời. Những màu sắc có thể tìm thấy ở bất kỳ trang phục nào của giới quý tộc phương Tây.
6. Phong cách thiết kế Modern Dark
Phong cách thiết kế nội thất độc đáo, bí ẩn, đưa bạn vào một không gian sống "đậm chất tối" và đầy cảm hứng. Với sự kết hợp giữa gam màu tối, ánh sáng và các vật dụng trang trí, phong cách thiết kế "Dark design" mang đến sự tương phản độc đáo cho không gian sống của bạn.
Nếu đam mê sự sang trọng và lịch lãm, phong cách này chính là lựa chọn lý tưởng. Các vật dụng nội thất và trang trí cao cấp sẽ tạo ra điểm nhấn độc đáo và mang tính nghệ thuật cao, mang đến một không gian sống đẳng cấp và sang trọng.
Mặc dù gam màu phổ biến nhất cho pallet này là màu đen, nhưng thực tế, bạn có thể áp dụng pallet màu tối, gồm các sắc thái tối của màu xám, ghi, nâu, xanh lá cây, đỏ, xanh dương,…
7. Phong cách nội thất Indochine
Phong cách Indochine (Đông Dương) và sự giao hoà giữa Đông – Tây từ lâu đã là nguồn cảm hứng vô tận trong thiết kế nội thất. Tuy là phong cách xuất hiện từ thế kỷ 20, nhưng ngày này Indochine vẫn được nhiều gia chủ cực kỳ ưa chuộng, đặc biệt là trong giới thượng lưu.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của nghệ thuật, phong cách Indochine cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thị hiếu, cụ thể là những công trình kết hợp với những phong cách khác như hiện đại, đương đại, Bắc Âu, tân cổ điển…
Bằng cách này, người ta vừa giữ được nét đẹp truyền thống trong lối thiết kế, vừa thể hiện được sự xa hoa và tiện dụng.
8. Phong cách nội thất Bazaar
Phong cách Bazaar là một trường hợp đặc biệt, là sự giao thoa giữa phong cách Vintage và Retro nhưng vẫn khẳng định được nét thu hút của riêng mình: Ngọt ngào, thanh lịch nhưng cũng rất cá tính.
Tâm trạng vui tươi, yêu đời với một cuộc sống năng động chính là cách phái đẹp hiện đại hưởng thụ cuộc sống. Và Bazaar là phong cách có trọn vẹn những yếu tố này.
Phong cách Bazaar không giới hạn về chất liệu đồ nội thất nhưng đặc trưng vẫn là da bò cho dòng cao cấp hay vải, nỉ cho dòng giá tầm trung. Đây đều là những chất liệu phổ biến và được người châu Âu yêu thích.