Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina với định danh đường

Mấy hôm rồi, lao xao chuyện cha Đắc Lộ. Tên phố, tên đường, đặt hay thôi, câu hỏi lớn, câu trả lời hư thực, chuyện đùa.

Ngày tôi bé tý, chiến tranh. Nam Việt, Bắc Việt hằn sâu ý thức hệ. Trẻ con, nghe thơ chúc tết của cụ Hồ viết bằng chữ Việt. Đọc khẩu hiệu trên tường cũng bằng chữ la tinh.

Nhớ, ngày đi học i tờ làm quen mặt chữ, thầy bảng lớn, trò bảng con tập viết chữ từng con. Thầy già khi ấy được gọi 'thầy', vĩnh viễn rơi chữ 'đồ' bởi thầy dạy viết mà không dạy trò đồ chữ. Tôi học mãi, từ vỡ lòng tới cổng trường Tổng Hợp với các thầy khoa Văn, khoa Sử, tư tưởng ta tây được các thầy truyền bằng chữ Việt - la tinh. Tư tưởng bay bay, không gói trọn trong một khuôn vuông. Lớp Hán Nôm cũng học bằng, học qua Việt ngữ.

Nghe các Thầy bảo, chữ la tinh ghi âm đến lũ chúng tôi đã trải mấy đời. Chữ Việt là chữ gì ấy nhỉ? Là chữ O tròn, là Ô đội mũ. Chữ gieo mầm nghĩa lặng thầm. Ra trường, đủ mọi ngả mưu sinh oanh liệt, chữ a, chữ b, rồi c vẫn đằng đẵng nâng hồn. Lớn lên cùng chữ, già cùng chữ, giật mình chữ ấy tự đâu ra? Hỏi lẩn thẩn, chữ sẵn đấy cứ dùng ghi tư tưởng.

Truy lùng làm gì người sinh chữ Việt. Người ấy là Pina hay A. De Rohde. Trước sau, thay thảy đã nấm mồ. Cái giờ ta hưởng là dân mình nói và viết như mình nói viết. Thầy dạy, chữ đến xứ ta thoạt đầu là công cụ tải đạo, tải đức tin. Ờ, văn minh hay phi văn minh đều khởi từ niềm tin, thức ngộ. Nếu không truyền đạo hỏi ai liều đến xứ An Nam.Chữ và nghĩa, chuyện muôn đời ngẫm. Pina, Đắc Lộ tiên phong. Dẹp chính trị ra khỏi vòng tục lụy, cất tôn giáo vặn vẹo nghĩ suy.

Alexandre de Rhodes góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá Công giáo tại Việt Nam và việc hình thành chữ Quốc ngữ
Alexandre de Rhodes góp phần quan trọng vào quá trình truyền bá Công giáo tại Việt Nam và việc hình thành chữ Quốc ngữ

Bạn ạ, thế kỷ ấy, lịch sử ấy có những người truyền giáo, trót đặt mình vào xứ An Nam. Trọn đạo, lọn đời, nhà thờ xây xứ bần xứ khó. Pina, Đắc Lộ phận danh, xuôi dòng cập xứ Đàng trong, mơ hồ xứ lạ. Nước Mặn, Thanh Chiêm, nguyện trang nghiêm truyền giáo, trọn phận tôi đòi con chúa. Lọn nghĩa tình, đức Blời nhọc.

An Nam nghèo như khúc hát ru, hớt hải nhận ơn trên ban phát. Các cha ấy, đi và đến, gửi hồn bằng Quốc ngữ. Khốc An Nam xứ ấy chúa ban. Chữ ấy, nghĩa ấy, tỏa thinh không chuông nhà thờ điểm. Giờ dưới mồ sâu Pina, Đắc Lộ đâu ngờ thứ chữ ấy thấm sâu cõi Việt ngoạn mục thoát tượng hình.

Dân nước Nam không ai còn nhớ chữ ấy chữ tây. Dạy ta dạy tây chữ ta thầy viết. Ghi hồn, trói hồn ta vẫn là ta. Cha ngỏ lời yêu bằng chữ Việt. Con học văn chữ việt giăng hàng. Nôm, Hán xưa giờ là di sản. Pina, Đắc lộ đến ta nhằm truyền giáo. Thứ ấy thiêng liêng. Chả ai nghĩ đến An Nam xâm lược. Đảng ghi lời hiệu triệu không phân vân dùng La tinh hay Nôm, Hán tự. Triệu con tim dân Việt đồng lòng. Chả ai nghĩ chữ này do Pina, Đắc Lộ tiên phong dùng ở xứ ta. Hai vị tiên phong hợp sức cùng người Nam dùng chữ. Chỉ là dùng thôi bởi chữ ấy sẵn rồi.

Sách vở ghi rằng họ đến ta đặt chữ, ghi thế cho oai, hại thanh danh nhà chúa. Truyền thống nước Nam uống nước nhớ nguồn. Tưởng công lao người mang đến ta con chữ la tinh, tiện lợi trăm bề. Dân xứ Việt dù lương hay giáo đều khắc tạc danh sạch tiền nhân. Gắn tên đường phố là việc trọng, ấy việc nhà chức trách. Đoan chắc rằng, nơi nước chúa, Pina, Đắc Lộ chẳng màng.

Nguyễn văn Chính

Thức ăn đường phố Sài Gòn vào top 5 ngon nhất thế giới, vượt qua nhiều thiên đường ẩm thực

Thức ăn đường phố Sài Gòn vào top 5 ngon nhất thế giới, vượt qua nhiều thiên đường ẩm thực

Tạp chí CEOWORLD (Mỹ) đánh giá thức ăn đường phố ở TP HCM đứng thứ 4 về độ ngon, trên nhiều thiên đường ẩm thực khác như Bắc Kinh, Tokyo, Seoul