Amazon, Tesla, Starbucks, Walmart đã phát triển như thế nào giữa đại dịch COVID-19?

Giữa đại dịch COVID-19, các thương hiệu lớn của Mỹ vẫn phát huy được không ít điểm mạnh và gia tăng tài sản, giữ chân người lao động.

Từ Amazon đến Disney , Boeing, Tesla … Wall Street Journal đã chỉ ra bí quyết các doanh nghiệp Mỹ này đang lèo lái sự nghiệp tại thời điểm đầy thách thức như hiện nay.

Amazon

Các đối thủ cạnh tranh của Amazon đã giành được chỗ đứng trong thế giới kỹ thuật số kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ngay từ sớm,  Walmart , Target và những người khác đã giành thị phần từ Amazon. Thay vì “ông hoàng” thương mại điện tử , các công ty kể trên mới là những người đang phải vật lộn với việc xử lý một lượng lớn đơn đặt hàng. 

Còn Amazon đã phải chi hàng tỷ USD để ứng phó với đại dịch.

Nhưng sau những vấn đề ban đầu, Amazon ngay sau đó đã phục hồi và đang tận dụng sự tăng tốc của thương mại điện tử do đại dịch gây ra. 

Thị phần mua sắm trực tuyến tăng trở lại và ông hoàng thương mại điện tử đang mở rộng lực lượng lao động của mình, để đón đầu nhu cầu tiếp tục gia tăng. Không công ty nào có thể phù hợp với thói quen trực tuyến của con người sau đại dịch, định vị của Amazon cũng rất tốt trong nhiều năm tới. Giá trị thị trường của gã khổng lồ thương mại điện tử này đã tăng vọt.

Nhìn chung Amazon vẫn là công ty hưởng lợi từ đại dịch COVID-19. Ảnh: Qz
Nhìn chung Amazon vẫn là công ty hưởng lợi từ đại dịch COVID-19 . Ảnh: Qz

Trong những ngày đầu của đại dịch, Amazon đã thực hiện một động thái bất thường, khi sắp xếp lại trang web của mình để khuyến khích người mua sắm mua ít sản phẩm hơn. 

Amazon loại bỏ hầu hết các tiện ích đề xuất phổ biến, để hiển thị cho người mua những gì người khác đang mua và hạn chế các mã giảm giá. Chiến lược này đã giúp Amazon giành lại quyền kiểm soát chuỗi cung ứng của mình.

88,9 tỷ USD - Doanh số hàng quý của Amazon từ tháng 4 đến tháng 6/2020, là kỷ lục mới của nền tảng này.

Amazon đã thuê 175.000 công nhân kho xưởng vào tháng 3 và tháng 4. Có 125.000 người trong số họ sẽ được giữ lại làm việc lâu dài. Trong hai năm tới, họ cũng có kế hoạch bổ sung hàng nghìn nhân viên mới tại nhiều văn phòng công ty ở Mỹ. 

Amazon đang có hơn một triệu công nhân trên toàn thế giới, và là nhà tuyển dụng tư nhân lớn thứ hai ở Mỹ

Tesla

Chính quyền California đã buộc Tesla phải tạm thời đóng cửa nhà máy sản xuất ô tô duy nhất ở Mỹ trong khoảng 7 tuần, để giúp giảm sự lây lan của COVID-19. Nhà sản xuất ô tô ở Thung lũng Silicon thời điểm đó được cho sẽ gặp không ít khó khăn để hoàn thành mục tiêu phải cung cấp hơn 500.000 xe trong năm nay.

Nhà máy sản xuất ô tô tại Trung Quốc của Tesla đã đi vào hoạt động cuối năm ngoái, và mẫu SUV Model Y với lượng đơn đặt hàng tồn đọng trước đại dịch đang bắt đầu rời dây chuyền sản xuất tại Mỹ vào tháng 3. Điều này giúp duy trì lượng giao hàng trong những tháng gần đây. 

Ngay cả các nhà sản xuất ô tô đối thủ bán chủ yếu các loại xe chạy bằng khí đốt cũng tiếp tục mua các khoản tín dụng từ Tesla, giúp thúc đẩy lợi nhuận của công ty.

Tesla vẫn mở cửa nhà máy bất chấp lệnh đóng cửa phòng dịch. Ảnh: Internet of Business
Tesla vẫn mở cửa nhà máy bất chấp lệnh đóng cửa phòng dịch. Ảnh: Internet of Business

TVào tháng 5/2020, Tesla đã triệu tập nhân viên đến nhà máy ô tô duy nhất của Mỹ ở Fremont, California, để tiếp tục sản xuất sau khi chính quyền địa phương ra lệnh đóng cửa cơ sở này, như một phần của biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan COVID-19. "Nếu có ai bị bắt, tôi yêu cầu rằng đó chỉ là tôi”, Giám đốc điều hành Elon Musk khẳng định khi ông cho mở lại nhà máy.

Tesla đã tạo ra những con số đặc biệt giữa đại dịch. 400% - Mức tăng từ đầu năm đến nay của thị giá cổ phiếu Tesla.

Hiện công ty sẽ xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô thứ tư và lớn thứ hai ở Mỹ, nằm tại Austin, Texas. Dự kiến khoảng 5.000 công nhân được tuyển dụng, để bắt đầu hoạt động vào cuối năm sau.

JPMorgan Chase & Co.

Lợi nhuận của JPMorgan đã giảm 60% trong nửa đầu năm nay, do chuẩn bị cho sự suy thoái gây ra tình trạng vỡ nợ trên diện rộng đối với các khoản vay tiêu dùng và kinh doanh. Ngân hàng đã dành ra 18,76 tỷ USD trích lập dự phòng cho các khoản lỗ cho vay trong tương lai.

Phía ngân hàng đầu tư của công ty khổng lồ này đã nắm bắt được sự gián đoạn thị trường và lập kỷ lục doanh thu, khi chạy đua để gây quỹ cho khách hàng doanh nghiệp và giao dịch trái phiếu.

JPMorgan phải trích lập dự phòng nợ xấu gần 19 tỷ USD. Ảnh: Crain's New York Business
JPMorgan phải trích lập dự phòng nợ xấu gần 19 tỷ USD. Ảnh: Crain's New York Business

Ngân hàng đã tạm thời đóng cửa 1.000 chi nhánh, chiếm khoảng 20%, chuyển hoạt động kinh doanh sang trực tuyến, ngược lại với chiến lược mở rộng gần đây của họ.

367 tỷ USD - Sự gia tăng tiền gửi tại JPMorgan trong năm nay, khi khách hàng đua nhau tích trữ tiền mặt. Số tiền có thể tương đương với việc nuốt chửng ngân hàng lớn thứ năm tại Mỹ - Bancorp.

"Từ 'chưa từng có' hiếm khi được sử dụng đúng cách. Lần này, nó đang được sử dụng đúng cách”, Giám đốc điều hành James Dimon ví von về kỷ lục này.

Ngân hàng hiện đã gửi thêm 1.000 USD tiền thưởng cho những nhân viên bị trả lương thấp hơn, tăng kỳ nghỉ và nghỉ phép. JPMorgan cũng giữ lương ổn định cho nhân viên chi nhánh, mặc dù giờ làm việc đã giảm.

Starbucks

Đại dịch COVID-19 đã phá hủy nền tảng kinh doanh của Starbucks: bán cà phê hàng ngày cho các hành khách hàng không Mỹ và tại các quán cà phê đông người. 

Việc sụt giảm doanh thu của “gã khổng lồ” cà phê bắt đầu từ tháng 1/2020, sớm hơn nhiều công ty tiêu dùng khác của Mỹ, do tác động của thị trường quan trọng là Trung Quốc. Vào tháng 7, Starbucks đã báo cáo khoản lỗ trên mỗi cổ phiếu cao nhất trong hơn một thập kỷ, do doanh số thấp hơn và chi phí bán hàng cao hơn kể từ đại dịch.

Nhưng, Starbucks đã quyết định đẩy nhanh chiến lược giảm số lượng quán cà phê truyền thống và thiết lập nhiều địa điểm di động hơn. Nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang đặt hàng mang đi, và dù sao thì công ty cũng đang có kế hoạch thay đổi sang mô hình cửa hàng nhỏ hơn trong vòng 3-5 năm tới. 

Đại dịch đang tạo cơ hội để chuỗi đánh giá lại các cửa hàng của mình nhanh chóng hơn, đặc biệt là ở New York, Chicago, Seattle, San Francisco và các khu vực đô thị đông đúc khác. Starbucks có kế hoạch đóng cửa, cải tạo hoặc di dời 400 quán cà phê truyền thống ở Mỹ và Canada vào cuối năm sau.

“Đây là một trong những cơ hội hiếm hoi để dịch chuyển mạnh mẽ và tạo sự khác biệt hơn nữa cho Starbucks, so với đối thủ của chúng tôi”, Giám đốc điều hành Kevin Johnson cho biết.

COVID-19 là cơ hội tốt để Starbucks thử nghiệm mô hình mới với các cửa hàng diện tích nhỏ hơn, chú trọng mang đi. Ảnh: Diego Coquillat
COVID-19 là cơ hội tốt để Starbucks thử nghiệm mô hình mới với các cửa hàng diện tích nhỏ hơn, chú trọng mang đi. Ảnh: Diego Coquillat

Tại Startbucks, chuỗi sẽ trả tiền cho những nhân viên không cảm thấy an toàn khi đến làm việc trong những tháng đầu nới lỏng lệnh giãn cách sau 6 tuần ở yên trong nhà. Đây là một động thái hiếm hoi của một công ty trong khoảng thời gian đó mà không yêu cầu bất cứ điều gì. 

Những người không muốn trở lại làm việc sau đó có thể nộp đơn xin nghỉ việc.

40% - Mức giảm doanh số bán hàng bình quân của một cửa hàng sau 13 tuần, kết thúc vào ngày 28/6.

Walt Disney

Đại dịch thật tàn khốc đối với Disney, làm đóng cửa các công viên giải trí, hầu như loại bỏ việc ra rạp phim và cắt giảm các môn thể thao trực tiếp, một nguồn chương trình quan trọng cho các mạng truyền hình của Disney. 

Vào tháng 8, công ty báo lỗ quý đầu tiên kể từ năm 2001. "Lợi ích mà chúng tôi đang thấy từ việc mở cửa trở lại ít hơn chúng tôi mong đợi ban đầu”, Giám đốc tài chính Christine M. McCarthy thừa nhận.

Đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ phát trực tuyến Disney+. Nền tảng này có được hơn 60 triệu người dùng trong gần 9 tháng, một dấu ấn mà Netflix đã mất khoảng 8 năm để đạt được.

"Bom tấn" Mộc Lan của Disney phải chiếu trực tuyến vì COVID-19. Ảnh: Disney+

Trên Disney+, Disney đã phát hành phiên bản điện ảnh của “Hamilton” sớm hơn một năm so với kế hoạch. Và tuần này, nền tảng phát trực tuyến cũng bổ sung thêm “Mộc Lan” với tài khoản cao cấp, giá duy trì tài khoản gần 700.000 đồng.

135,4 triệu USD - Doanh thu toàn cầu cho “Onward”, bộ phim có doanh thu cao nhất của Disney năm 2020. Con số này thấp hơn 95% so với bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2019, “Avengers: Endgame”.

Boeing

Sự sụt giảm kéo dài trong hàng không toàn cầu khiến các hãng hàng không không muốn hoặc không thể nhận hầu hết các đơn đặt hàng máy bay của họ. Điều này khiến Boeing phải cắt giảm sản lượng hơn 1/3. 

Với một mốc thời gian không chắc chắn cho sự phục hồi của ngành, nhà sản xuất máy bay này phải đối mặt với việc “vay nặng lãi” để củng cố bảng cân đối kế toán của mình. Boeing cũng tạm hoãn kế hoạch cho một chiếc máy bay phản lực hạng trung mới.

“Chúng tôi đã yêu cầu nhóm nghiên cứu lùi lại và đánh giá lại chiến lược phát triển sản phẩm thương mại của chúng tôi, và xác định một dòng máy bay mà chúng tôi nghĩ sẽ cần thiết trong tương lai”, Giám đốc tài chính Greg Smith chia sẻ.

Nhiều hãng hàng đặt hàng chiếc 737 MAX đang trì hoãn hoặc hủy đơn đặt hàng. Điều đó giúp Boeing có thêm thời gian có được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, để dòng máy bay đầy tai tiếng này hoạt động trở lại.

Việc giảm du lịch hàng không do đại dịch có thể sẽ làm giảm các yêu cầu bồi thường liên tục của các nhà khai thác 737 MAX.

Boeing bị huỷ hàng loạt đơn hàng do các hãng hàng không còn đang
Boeing bị huỷ hàng loạt đơn hàng do các hãng hàng không còn đang "đắp chiếu". Ảnh: CNBC

Chiến lược

Boeing đang xem xét việc tiếp tục sản xuất máy bay 787 Dreamliner tại hai cơ sở Washington và Seattle, với mục tiêu hợp nhất tại một địa điểm duy nhất. Điều đó có thể mở đầu cho sự thay đổi lâu dài hơn trong việc lắp ráp máy bay khỏi cơ sở truyền thống ở khu vực Seattle.

61 tỷ USD - Nợ của công ty tính đến ngày 30/6, gấp 3 lần mức nợ của năm trước đó. Cho đến nay, Boeing đã công bố kế hoạch cắt giảm 19.000 việc làm, chủ yếu ở chi nhánh máy bay phản lực, giảm từ lực lượng lao động lên tới 161.000 người vào đầu năm.

Công ty này dự kiến sẽ giảm số lượng nhân viên hơn nữa vào tháng 10 tới. Các đơn vị phân phối cũng đã cắt giảm hàng chục nghìn việc làm.

Procter & Gamble Co. (P&G)

Những ngày đầu của đại dịch COVID-19 đã kìm hãm sự phát triển của P&G ở Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của P&G bên ngoài nước Mỹ, và tiếp tục kéo theo doanh số bán một số sản phẩm như dao cạo râu và dòng chăm sóc da cao cấp, xuống thấp. Về lâu dài, P&G có thể phải giành lại những người tiêu dùng đã mất, trước các thương hiệu đối thủ.

Nhưng rồi nhu cầu đối với nhiều sản phẩm của P&G đã tăng vọt, vì có không ít thương hiệu đã “bỏ cuộc chơi” sau đại dịch. Sự gia tăng này đã giúp công ty tăng biên lợi nhuận, doanh số bán hàng và lợi nhuận ròng, vì họ đang còn thừa nhiều sản phẩm và có thể giảm giá ở nhiều ngành hàng.

"Sức khỏe, vệ sinh và làm sạch, nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi mãi mãi... Thật khó tưởng tượng chúng ta sẽ quay trở lại thế giới cũ”, Giám đốc tài chính Jon Moeller nhận định.

P&G dự kiến nhu cầu về hàng tiêu dùng sau đại dịch sẽ tăng lên. Ảnh: WJS
P&G dự kiến nhu cầu về hàng tiêu dùng sau đại dịch sẽ tăng lên. Ảnh: WJS

Là một công ty có doanh số bán hàng khổng lồ, P&G đủ sức khoẻ tài chính để “vun tiền” cho hoạt động quảng cáo, thay vì cắt giảm hẳn như nhiều hãng khác. Các giám đốc điều hành của P&G cho biết họ không có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo trong nỗ lực kéo người tiêu dùng về phía mình.

6% - Tăng trưởng doanh số bán hàng tự nhiên hàng năm cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6, mức cao nhất của P&G kể từ năm 2006. Hiện P&G thông báo không cắt giảm hoặc tăng nhân sự lớn. 

Giám đốc điều hành David Taylor cho biết ông rất ngạc nhiên khi công ty có thể duy trì các nhà máy hoạt động gần hết công suất, ngay cả khi COVID-19 lây lan khiến một số nhà máy thiếu nhân viên.

Walmart

Walmart đã phải vật lộn để giữ cho các kệ luôn có hàng và đủ nhân công trong các cửa hàng, để đáp ứng nhu cầu tăng cao đối với thực phẩm và hàng gia dụng, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của đại dịch. 

Hàng nghìn công nhân đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, với tốc độ mà công ty cho là “phù hợp với xu hướng trên toàn nước Mỹ”.

Doanh thu và lợi nhuận của Walmart đã tăng vọt khi những người tiêu dùng được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích của chính phủ, chi tiêu mạnh vào thực phẩm, đồ gia dụng và đồ dùng ngoài trời trong những tháng gần đây. Khi nhiều người mua hàng tạp hóa trực tuyến hơn, Walmart đã được hưởng lợi nhờ đã có sẵn một doanh nghiệp nhận và giao hàng tạp hóa trực tuyến mạnh mẽ.

“Quý cuối cùng này thật là độc nhất vô nhị, vì rất nhiều người ở nhà và các đợt kích cầu đã hỗ trợ nhiều người mua những thứ để họ sử dụng ở nhà, giải trí hoặc sửa sang lại ngôi nhà của họ”, Giám đốc điều hành Doug McMillon dự đoán.

Walmart có sẵn êkip giao hàng, sẵn sàng đối phó với đại dịch nếu diễn biến kéo dài. Ảnh: KSAT
Walmart có sẵn êkip giao hàng, sẵn sàng đối phó với đại dịch nếu diễn biến kéo dài. Ảnh: KSAT

Walmart đang nắm trong tay hơn 600 địa điểm thử nghiệm COVID-19 tại các bãi đậu xe hoặc tại các hiệu thuốc, với tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lớn.

97% - Mức tăng doanh số thương mại điện tử của Walmart trong quý gần nhất.

Walmart chính là nhà tuyển dụng lớn nhất ở Mỹ, đã thuê hơn 500.000 người kể từ đầu năm 2020, để đáp ứng nhu cầu và thay thế những công nhân hiện đang nghỉ việc liên quan đến COVID-19.

TẤT ĐẠT

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương