Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm biến chứng huyết áp cao ở trẻ bị bệnh tay chân miệng

Huyết áp cao thường thấy ở người lớn tuổi nhưng cũng ghi nhận ở trẻ mắc tay chân miệng độ nặng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng độ nặng ghi nhận huyết áp rất cao kèm theo biến chứng nguy hiểm khác như viêm màng não, suy hô hấp. Dấu hiệu khởi phát bệnh mờ nhạt, đo nhiệt kế thì thân nhiệt ổn định nên nhiều phụ huynh lơ là. 

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm biến chứng huyết áp cao ở trẻ bị bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy - phó trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, huyết áp cao thường thấy ở những người cao tuổi nhưng ở bệnh nhi mắc tay chân miệng độ nặng cũng ghi nhận huyết áp cao.  Đây là một biến chứng tim mạch của tay chân miệng, bên cạnh mạch nhanh, viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, còn có thể gây ra biến chứng viêm màng não, suy hô hấp, phù phổi cấp…

Ttrẻ mắc tay chân miệng có biến chứng huyết áp cao sẽ được truyền một loại thuốc để hạ huyết áp liên tục trong vòng ba ngày, theo dõi huyết áp qua máy đo huyết áp xâm lấn (huyết áp hiển thị liên tục).

Biến chứng huyết áp cao ghi nhận ở bệnh nhi mắc tay chân miệng độ 3. Giai đoạn đầu có huyết áp tăng ≥ 100mmHg ở trẻ dưới 1 tuổi, từ 1-2 tuổi là ≥ 110 mmHg, trẻ 2 tuổi là ≥ 115 mmHg. Nếu tiếp tục chuyển nặng, huyết áp không đo được, nguy cơ tử vong rất cao.

Thanh Mai

Một bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả gần 40 tỷ đồng

Một bệnh nhân được bảo hiểm y tế chi trả gần 40 tỷ đồng

Bệnh nhân được điều trị lành bệnh và xuất viện có thể nói là ca bệnh Hemophilia nặng nhất đầu tiên của Việt Nam được điều trị thành công