Bác sĩ không nghỉ trưa, may khẩu trang chống dịch: chuyện cười ra nước mắt!

Tốc độ sản xuất khẩu trang y tế tăng gấp 5-6 lần, nhiều bệnh viện vẫn khan hiếm. Vậy khẩu trang y tế đi đâu giữa mùa dịch?

Một bác sĩ của bệnh viện nhi đầu ngành tại TPHCM nói, chúng tôi chỉ được phát duy nhất 1 khẩu trang cho cả ngày, thật khó khăn. Chiều 14/2, một nguồn tin cho biết Bệnh viện (BV) C. ở TP.HCM đang phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” khi cấp phát khẩu trang y tế cho y, bác sĩ của mình.

Trong văn bản dán công khai ở bệnh viện vào ngày 13/2/2020, thông báo sẽ thực hiện chủ trương tiết kiệm và sử dụng khẩu trang hợp lý nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể kéo dài.

Hiện nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang, vật tư chống nhiễm khuẩn, nhiều nơi phải tự sản xuấn khẩu trang để sử dụng.
Hiện nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang, vật tư chống nhiễm khuẩn, nhiều nơi phải tự sản xuấn khẩu trang để sử dụng.

BV đề nghị khoa Dược cung cấp khẩu trang vải tái sử dụng cho các đơn vị hành chính, quản trị, cận lâm sàng, nhân viên hành chính trong các khoa lâm sàng, bảo vệ… Khẩu trang vải sau khi sử dụng mỗi ngày cần giặt xà phòng, phơi khô và tái sử dụng cho những ngày kế tiếp.

Chỉ cấp phát khẩu trang y tế trong một số trường hợp như làm việc trong môi trường ô nhiễm cao, khi đi giám sát, khi tiếp xúc với bệnh nhân, thu ngân…

Thông báo khẳng định khẩu trang y tế vẫn còn nhưng sẽ dùng cấp phát cho nhân viên làm việc trực tiếp với bệnh nhân trong khối lâm sàng, hồi sức, phẫu thuật, phòng khám…

Nguồn tin xác nhận hiện đơn vị trúng thầu cung cấp khẩu trang y tế đã không thể cung ứng đủ khẩu trang theo như hợp đồng trúng thầu. Lý do họ đưa ra là do nguồn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc khan hiếm và sản phẩm làm ra phải “chia năm xẻ bảy” cho nhiều bệnh viện. 

Dự kiến nếu không có giải pháp nào để hỗ trợ, khẩu trang y tế chỉ còn đủ để BV C. sử dụng đến hết tuần sau. Một bác sĩ cho biết với việc dùng khẩu trang vải, ngành y tế đã quay trở lại cảnh như trước những năm 1990.

Bệnh viện tự may khẩu trang, chuyện "cực chẳng đã"

Nhiều BV lớn khác trên cả nước cũng rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế.

Bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM tranh thủ giờ nghỉ, tự may khẩu trang dùng trong bệnh viện.
Bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM tranh thủ giờ nghỉ, tự may khẩu trang dùng trong bệnh viện.

BV Từ Dũ đã cho nhân viên may khẩu trang, tự pha dung dịch sát khuẩn để sử dụng trong bệnh viện vì nguồn cung cũng đã khan hiếm.

Còn tại BV Bạch Mai Hà Nội, hiện cũng đang khá khan hiếm khẩu trang cho nhân viên y tế. Được biết, chưa bao giờ bệnh viện phát khẩu trang phải ký nhận như hiện nay.

Thậm chí, biết được việc khan khẩu trang, nhiều bạn bè nhân viên y tế, mua gom khẩu trang ở ngoài để tặng lại bệnh viện. Vì nhiều lý do khác nhau, bệnh viện muốn mua mà không được hoặc chỉ được cung cấp nhỏ giọt, trong khi nhu cầu tối thiếu mỗi ngày tại bệnh phải phát ra hơn chục nghìn khẩu trang nhưng lượng nhập vào chỉ 3-5 nghìn khẩu trang/ngày. Bệnh viện cũng tính tới việc mua khẩu trang vải để dự phòng, cho dù giá trị dự phòng lọc không được như khẩu trang y tế.

Tương tự, tại BV Việt Đức, việc sử dụng khẩu trang cho nhân viên y tế cũng phải tiết kiệm nhất có thể. Để phòng chống dịch bệnh, bệnh viện đã phát miễn phí cho người nhà bệnh nhân và bệnh nhân nhưng đến nay cũng không còn khẩu trang để phát.

Hiệu quả phòng dịch của các loại khẩu trang
Hiệu quả phòng dịch của các loại khẩu trang "nhà làm" sẽ luôn là một dấu hỏi lớn. 

Cảnh thiếu hụt khẩu trang y tế cũng diễn ra tại bệnh viện tuyến huyện ở Sơn La, nguyên nhân là bệnh viện không thể mua được. Bệnh viện đã tính phương án tự may khẩu trang vải để sử dụng. Với khẩu trang vải tự may, sẽ khuyến cáo sử dụng 2 khẩu trang liền lúc và sau đó sẽ được thu lại ở khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và hấp tiệt trùng lại để sử dụng trong các lần tiếp theo.

Tuy nhiên, hiệu quả phòng dịch của các loại khẩu trang "nhà làm" sẽ luôn là một dấu hỏi lớn. Việc làm này theo bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng Khám Quốc Tế EXSON, gợi nhớ đến việc các bệnh viện tổ chức học võ để phòng ngừa bạo hành y tế!

Sản xuất gấp 5-6 lần, vẫn khan hiếm. Vậy khẩu trang đi đâu giữa mùa dịch?

Theo thông tin trên báo chí, hầu hết các cơ sở sản xuất khẩu trang tại TP.HCM đang hoạt động hết công suất, làm cả ngày lẫn đêm. Tức là lượng khẩu trang sản xuất ra tăng gấp 5, 6 lần ngày thường trước đây. Vậy mà BV Từ Dũ, một cơ sở y tế lớn, được coi như bệnh viện đầu ngành của khu vực về chuyên khoa sản, lại phải tự may khẩu trang!

Phát hiện nhiều vụ xuất khẩu khẩu trang y tế sang Trung Quốc trái phép.
Phát hiện nhiều vụ xuất khẩu khẩu trang y tế sang Trung Quốc trái phép.

Ngoài thông tin trong 5 ngày xuất đi 35 tấn khẩu trang (ước tính khoảng 7 triệu cái), chỉ qua đường hàng không và một cửa khẩu duy nhất là Tân Sơn Nhất mà báo chí chính thống đăng tải, trên mạng còn lưu truyền hình ảnh những thùng khẩu trang chất đầy dưới hầm một chung cư.

Số khẩu trang này được cho là do thương lái Trung Quốc gom hàng, đẩy giá lên cao (từ giá ban đầu 1 triệu đồng 1 thùng, hiện lên tới 20 triệu đồng 1 thùng 2.500 cái khẩu trang). Thông tin gom hàng đầu cơ là thông tin chưa được kiểm chứng. Nhưng lí giải thế nào khi sự khan hiếm khẩu trang diễn ra rất căng thẳng như hiện nay?

Các nhân viên y tế đang chạy hết tốc lực trong mùa dịch và nguy cơ cao bị phơi nhiễm trước dịch bệnh là có thật. Lúc này đây, các cơ quan chức năng phải tìm mọi cách để điều tiết thị trường, nhằm cung cấp cho họ đầy đủ vật tư, trang thiết bị, cùng với phương tiện bảo hộ tối cần thiết để các y-bác sĩ có thể yên tâm công tác.

Đừng để các y- bác sĩ phải sử dụng giờ nghỉ trưa của mình để đi may khẩu trang, lại là loại khẩu trang không đảm bảo an toàn trong môi trường bệnh viện như thế nữa, nhìn họ làm mà bao nhiêu người cười ra nước mắt!

AN LY (t/h)

Gói hàng được vận chuyển từ Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm virus corona?

Gói hàng được vận chuyển từ Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm virus corona?

Nhiều người dùng Reddit đã đặt câu hỏi trên, ngay cả chính các công ty Trung Quốc cũng đang cố gắng giải quyết những lo ngại này.