Bất chấp nỗi sợ "kép" lạm phát kèm suy thoái bao trùm nền kinh tế toàn cầu cùng giá hàng hoá thực tế tăng nóng "hầm hập"

Ngày 5/7, Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2022”. Bất chấp nỗi sợ "kép" lạm phát kèm suy thoái bao trùm nền kinh tế toàn cầu cùng giá hàng hoá thực tế tăng nóng "hầm hập".

Đại diện Viện Kinh tế Tài chính cho hay tăng trưởng kinh tế thế giới đều dự báo sụt giảm so với các dự báo trước đó.

Tháng 6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 chỉ đạt 2,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 1/2022. Cùng với đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo chỉ đạt mức 3%, giảm 1,5 điểm phần trăm; Liên hợp quốc dự báo chỉ tăng trưởng 3,1%, giảm 0,9 điểm phần trăm.

Đáng lo ngại, giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

Cùng với đó, nỗi sợ "kép" lạm phát kèm suy thoái dâng cao ở nhiều nước. Theo đó, lạm phát ở nhiều nước phương tây lên mức cao nhất trong khoảng 30 – 40 năm gần đây.

Chẳng hạn, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 của Mỹ tăng 8,6%; của khối Eurozone tháng 6 tăng 8,6%; của Anh tháng 5/2022 tăng 9,1%...

Tuy nhiên, bất chấp khó khăn bao phủ toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành có mức tăng cao hơn trước khi dịch Covid-19 xuất hiện như công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

Còn tại Việt Nam, CPI tháng 6 tăng 0,69% so với tháng trước, trong đó, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm, biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu. Xăng dầu thế giới tăng kéo theo xăng dầu tại Việt Nam leo thang. Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 lần và trong 1 năm qua, giá xăng dầu tăng 51,83%.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 2,44% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với tháng 6/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%).

Bình luận về mặt bằng giá cả hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, thẳng thắn nêu quan điểm: "Con số CPI 6 tháng tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước không phản ánh đúng giá cả thực tế".

Giá các mặt hàng đang tăng rất mạnh, từ giá vận tải hành khách, giá lương thực thực phẩm, giá ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ vui chơi giải trí, giá các mặt hàng may mặc, giày dép... Trong khi đó, với CPI trung bình 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, giá cả dường như chưa ảnh hưởng gì tới mức sống người dân.

Giá xăng tăng cao kỷ lục cũng khiến nhiều tài xế công nghệ bỏ việc vì không chịu nổi chi phí. Đáng quan ngại, cước vận tải tăng sẽ kéo theo hàng loạt giá hàng hóa tăng. Có thể thấy, giá cả nhiều mặt hàng tăng "chóng mặt".

Chịu chung số phận "lao đao" từ cơn “bão giá” xăng dầu, nghề đi biển, đánh bắt hải sản cũng là một trong những ngành, nghề chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hàng triệu người liên quan đến nghề biển bị ảnh hưởng khó khăn cho người dân.

Tổng Hợp