Theo đó bài viết TS.BS Nguyễn Thanh Bình, khoa Hóa trị liệu và Bệnh máu, TS Phạm Quang Trung, khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì những người bị ung thư (hoặc có tiền sử ung thư) có thể tiêm vaccine, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vaccine, bệnh mắc phải, có đang được điều trị hay không và hệ thống miễn dịch của họ hoạt động như thế nào.
Cụ thể ba loại vaccine COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận bao gồm Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson (Janssen), liều thứ ba của vaccine Pfizer-BioNtech và Moderna có thể được tiêm ít nhất 4 tuần sau liều thứ hai, đã được phép sử dụng cho một số người có hệ miễn dịch suy giảm như bệnh nhân ung thư.
Còn vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) có chứa phiên bản virus bất hoạt gây bệnh. Những virus bất hoạt này không gây ra vấn đề ở những người có hệ thống miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, chúng có thể không an toàn cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Vì vậy vaccine virus bất hoạt thường không được khuyến khích cho bệnh nhân ung thư.
Theo zing.vn, các bệnh nhân có bệnh nền, ung thư và đang điều trị phải nói chuyện với bác sĩ của mình trước khi tiêm liều đầu tiên bất kỳ loại vaccine nào.
Những người có hệ miễn dịch suy giảm bao gồm: Bệnh nhân đang được điều trị ung thư tích cực (u đặc hoặc ung thư hệ tạo máu).
Bệnh nhân được ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Bệnh nhân đang điều trị tích cực bằng corticosteroid liều cao hoặc các loại thuốc khác có thể ức chế phản ứng miễn dịch.
Liều vaccine thứ 3 nên được tiêm sau liều thứ 2 ít nhất 4 tuần. Theo CDC, bệnh nhân nên sử dụng cùng một loại vaccine mRNA cho liều thứ 3. Nếu không có loại tương tự (hoặc không biết một người đã tiêm loại vaccine mRNA nào), bệnh nhân có thể tiêm vaccine mRNA khác cho liều thứ 3.
Ngoài ra, nhiều người quan tâm hiệu quả của vaccine liệu có an toàn cho những người bị ung thư hay không mà là hiệu quả của nó, đặc biệt ở trường hợp hệ miễn dịch suy yếu. Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tế bào gốc hoặc liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể làm cho vaccine kém hiệu quả hơn.
Những người mắc một số loại ung thư như bạch cầu hoặc u lympho cũng có thể bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Hiệu lực của vaccine có thể giảm bớt.
Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo hầu hết bệnh nhân ung thư nên tiêm vaccine vì có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nhận được một số lợi ích từ vaccine vẫn tốt hơn là không có bất kỳ sự bảo vệ nào.
Vì thế bệnh nhân ung thư không nên ngần ngại khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 vì đây là quyền lợi cho bản thân và trách nhiệm với cộng đồng.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam, người bệnh ung thư thuộc nhóm nguy cơ cao và được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 liều thứ 3 cho bệnh nhân ung thư hoặc có suy giảm miễn dịch.