Bị bệnh gì khi đi máy bay cần lưu ý?

Vừa qua, trên chuyến bay của Bamboo Airways, nữ hành khách bất ngờ lên cơn co giật, liên tục cắn lưỡi, rất may hành khách được cấp cứu kịp thời.

Trên chuyến bay của Bamboo Airways từ Hà Nội đi Buôn Ma Thuột, nữ hành khách bất ngờ lên cơn co giật, tím tái và liên tục cắn lưỡi. Rất may cùng đi trên chuyến bay có một bác sĩ. Tình huống này một lần nữa nhắc nhở các hành khách cẩn trọng khi sức khoẻ có vấn đề nhưng buộc phải đi máy bay.

Máy bay di chuyển trên không với áp suất bị giảm đáng kể, không khí loãng, nên sức khỏe của hành khách là rất quan trọng.
Máy bay di chuyển trên không với áp suất bị giảm đáng kể, không khí loãng, nên sức khỏe của hành khách là rất quan trọng.

Không giống như các phương tiện đường bộ, đặc thù của máy bay là di chuyển trên không với áp suất bị giảm đáng kể, không khí loãng. Do đó sức khỏe của hành khách khi bay là yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là những loại bệnh lý và lời khuyên không thể bỏ qua dành cho người chuẩn bị bay có vấn đề về sức khỏe.

1. Các bệnh về hô hấp

Hành khách mắc các bệnh về hô hấp sau đây tuyệt đối không được đi:

- Bệnh nhân đang lên cơn hen.

- Bệnh nhân ở tình trạng hen nặng.

- Bệnh nhân có nang phổi bẩm sinh.

- Bệnh nhân bị lao đang hoạt động, lây nhiễm hoặc tràn khí màng phổi.

- Bệnh nhân khó thở được bác sỹ khuyến cáo không nên bay.

- Bệnh nhân có mức độ thiếu oxy máu và tăng anhydrat carbonic nặng

Các trường hợp mắc bệnh hô hấp sau đây có thể đi máy bay nhưng cần xin ý kiến bác sỹ:

- Bệnh nhân hen nhẹ

- Bệnh nhân bị viêm mũi xoang dị ứng và nhiễm khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý là những bệnh nhân này sau khi bay có thể phát triển bệnh viêm tai do áp lực khí. Để phòng ngừa, hành khách có thể nhai kẹo cao su, dùng thuốc chống ngạt mũi trước khi khởi hành 30p.

Bị bệnh hen không nên đi máy bay.
Bị bệnh hen không nên đi máy bay.

2. Các bệnh về tim mạch

Nhìn chung, hành khách mắc các bệnh về tim mạch không được khuyến khích đi máy bay bởi áp suất trên cao cùng sự thay đổi về môi trường có thể khiến tình trạng bệnh của hành khách trở nên xấu hơn. 

Cụ thể các trường hợp bệnh nhân tim mạch không nên đi máy bay, hoặc nếu đi thì cần có sự trợ giúp đặc biệt, gồm:

- Suy tim mất bù: Trường hợp bị suy tim, hành khách không nên đi máy bay mà cần chờ cho đến khi bệnh được điều trị tốt, tình trạng suy tim giảm bớt hoặc tim ổn định. Trường hợp hành khách được bố trí ngồi ở khoang có điều hòa ổn áp và có phương tiện đảm bảo cung cấp oxy 100% trong suốt thời gian bay thì có thể xem xét đi máy bay được.

- Bệnh van tim: Đối với các bệnh nhân mắc bệnh van tim, nếu bay ở độ cao trên 2.400 – 2.800 mét cũng cần phải được ngồi ở khoang có điều hòa ổn áp và cung cấp đủ oxy thì mới nên đi máy bay.

- Nhồi máu cơ tim: Đây là bệnh lý về tim cực kỳ nguy hiểm và nếu đã lên cơn nhồi máu cơ tim thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng rất cao. Hành khách bị nhồi máu cơ tim đang trong giai đoạn phục hồi trong vòng 6 tuần đầu không nên đi máy bay. Đối với những hành khách đã hồi phục và ổn định, tự đi lại được thì có thể đi máy bay như bình thường.

- Tình trạng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim: Những hành khách mắc bệnh lý này được khuyên không nên đi máy bay bởi tình trạng đau thắt ngực không ổn định, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả trên chuyến bay, đặc biệt trong môi trường máy bay liên tục thay đổi áp suất. Nếu như hành khách bị đau thắt ngực nhẹ hoặc vừa thì có thể đi máy bay được, nhưng cũng nên ở trong khoang có điều hòa ổn áp và có oxy.

Những trường hợp bệnh nhân tim mạch tuyệt đối không được đi máy bay bao gồm:

- Mới bị tắc mạch máu não (dưới 4 tuần)

- Có tiền sử dễ bị tắc mạch.

- Mới bị tai biến mạch máu não (dưới 2 tuần)

- Tăng huyết áp nặng

Áp suất trên cao cùng sự thay đổi về môi trường khiến tình trạng bệnh tim trở nên xấu hơn.
Áp suất trên cao cùng sự thay đổi về môi trường khiến tình trạng bệnh tim trở nên xấu hơn.

3. Các bệnh về máu

- Những hành khách mắc chứng thiếu máu nhẹ (hồng cầu dưới 3 triệu/ml hoặc huyết sắc tố dưới 80g/l) không nên đi máy bay.

- Các hành khách mắc nguy cơ cao chảy máu như bệnh hay chảy máu, bệnh ung thư máu… nhất định không nên đi máy bay.

4. Bệnh thần kinh, tâm thần

- Các bệnh nhân tâm thần, loạn thần, kích động không được đi máy bay, kể cả khi có nhân viên y tế đi kèm.

- Những hành khách mới bị chấn thương sọ não, phẫu thuật sọ não hoặc u não đều không nên đi máy bay.

- Bệnh nhân động kinh cũng được khuyến cáo không nên đi máy bay. Tuy nhiên nếu được điều trị tốt và không còn cơn co giật thì vẫn được phép đi máy bay ở độ cao dưới 6.800 mét.

5. Bệnh nhân sau phẫu thuật

Thực tế, các hành khách mới trải qua cuộc phẫu thuật không nên đi máy bay vì lúc này tình trạng sức khỏe còn yếu, chưa hồi phục. Việc vận chuyển, lên xuống máy bay cộng với môi trường thay đổi trên máy bay không đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Ngoài ra, nếu trong quá trình bay xảy ra những diễn tiến bệnh xấu sẽ khó mà xử lý kịp thời.

Cụ thể, bệnh nhân sau phẫu thuật cần chờ ít nhất là 20 ngày đến 1 tháng trở lên tùy thuộc từng trường hợp thì mới nên đi máy bay. Tuy nhiên còn cần xem xét đến tình trạng phục hồi của bệnh nhân có đủ điều kiện đi máy bay hay không.

Tốt nhất nên khám sức khỏe, xin ý kiến chỉ định của bác sĩ  trước chuyến bay.
Tốt nhất nên khám sức khỏe, xin ý kiến chỉ định của bác sĩ  trước chuyến bay.

Tóm lại, nếu bạn nghi ngờ mình đang có bệnh thì tốt nhất nên khám sức khỏe và xin ý kiến chỉ định của bác sĩ trước chuyến bay. Nếu được bay thì cần làm những thủ tục gì, chuẩn bị thuốc men, vật dụng gì để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Máy bay là phương tiện di chuyển an toàn, thoải mái và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên hãy sáng suốt và thông minh khi lựa chọn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như những hành khách khác bạn nhé.

AN LY (t/h)

Khách đi máy bay được “né” ngồi gần trẻ sơ sinh

Khách đi máy bay được “né” ngồi gần trẻ sơ sinh

Hãng hàng không Japan Airlines vừa ra mắt công cụ đặt chỗ cho phép hành khách tránh ngồi gần trẻ sơ sinh trên máy bay.