Bị rút trộm tiền ngân hàng là do...sai lầm của người gửi?

Ngoài việc do lừa đảo, nguyên nhân nhiều vụ mất tiền trong sổ tiết kiệm được phân tích thường là do sai lầm từ người gửi.

Gần đây xuất hiện hình thức làm giả sổ tiết kiệm nhằm rút trộm tiền ngân hàng, âm mưu gửi tiết kiệm với số tiền thấp để lấy mẫu sổ tiết kiệm về làm giả với giá trị rất lớn, sau đó dùng sổ giả này rút tiền ngân hàng.

Trong vụ chỉnh sửa sổ tiết kiệm rút 241 tỷ đồng trong ngân hàng ở Lào Cai, nhiều khách hàng đã đến ngân hàng rút tiền nhưng nhân viên thấy số tiền lên đến hàng tỷ trong khi sổ chỉ gửi 1 triệu. Những sổ tiết kiệm này có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa số và chữ. Theo chia sẻ thì do đều nhờ bà Lê Thị Huệ (SN 1974, thường trú Lào Cai) gửi hộ, bà này có mối quan hệ với ngân hàng và được lãi suất cao hơn lãi suất niêm yết.

Bị rút trộm tiền ngân hàng là do...sai lầm của người gửi?

Tại Hà Nội, một vụ làm giả sổ tiết kiệm để rút số tiền lớn của một ngân hàng đã khiến nhiều người giật mình. Đó là Đỗ Đăng Trung và Nguyễn Bá Anh (cùng trú tại Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã câu kết với Chu Thị Thu Hường là trưởng phòng giao dịch của ngân hàng, sử dụng tài khoản đăng nhập ở ngân hàng để lấy thông tin khách rồi làm giả giấy tờ. 

Một vụ khác là vụ đại gia thủy sản Chu Thị Bình bị rút hàng trăm tỷ. Cụ thể, năm 2010-2019, việc bà Chu Thị Bình bị mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Eximbank TP.HCM. Hầu hết giao dịch do do ông Lê Nguyễn Hưng (nguyên Phó giám đốc Eximbank TP.HCM) trực tiếp thực hiện, ông Hưng đã chỉ đạo nhân viên làm giả giấy tờ để rút tiền. 

Có thể thấy, rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ những nhân viên ngân hàng biến chất lợi dụng để làm giả giấy tờ, chữ ký, tất toán sổ tiết kiệm.. Do đó, NHNN cần ban hành những quy trình thủ tục chặt chẽ hơn để bảo đảm quyền lợi người gửi tiền. Mặc dù vậy lỗi cũng đến từ những người gửi. 

Khách hàng quá tin tưởng nhân viên ngân hàng nên đã ký vào giấy tờ trống, nhân viên ngân hàng có thể lợi dụng thông tin này để rút tiền. Một vài khách hàng VIP được nhân viên đến tận nhà làm sổ tiết kiệm nhưng điều này vô cùng nguy hiểm, nhân viên đó có thể không đưa tiền về kho, không nhập hệ thống, không đưa đủ giấy tờ cho khách... từ đó tráo hồ sơ. 

Vì vậy khuyến cáo là tuyệt đối không gửi tiền trước, nhận sổ hoặc chứng từ sau. Sau khi nhận sổ tiết kiệm cũng phải kiểm tra thật kỹ các chứng từ, đủ dấu của ngân hàng và chữ ký của người có trách nhiệm.

Cố gắng duy trì chữ ký cố định để đảm bảo an toàn, chỉ cần thay đổi nhỏ cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để chứng minh sổ tiết kiệm đó là của mình.

Khi giữ sổ tiết kiệm cần cẩn thận, không để người khác cầm hộ, vì kẻ lừa đảo có thể làm giả chữ ký. Đặc biệt không gửi nhiều một lúc, hãy chia nhỏ số tiền rồi gửi ở các ngân hàng khác nhau vì những kẻ lừa đảo thường nhắm đến khách hàng có khoản tiền gửi lớn.

Thanh Mai

Nhân dân tệ có chiều hướng suy giảm, PBOC bơm thêm 28 tỷ USD hỗ trợ các ngân hàng

Nhân dân tệ có chiều hướng suy giảm, PBOC bơm thêm 28 tỷ USD hỗ trợ các ngân hàng

Tỷ giá CNY 16/6 ghi nhận nhân dân tệ có chiều hướng suy giảm trong bối cảnh đang đứng trước những lo ngại về làn sóng dịch bệnh COVID-19 tiếp diễn.