Bloomberg: Việt Nam thoát khỏi 'bẫy du lịch COVID-19'

Việt Nam đang tiến lên trong cuộc đua mở cửa trở lại Đông Nam Á trong cuộc đua mở cửa trở lại sau dịch cho khách du lịch.

Lượng khách quốc tế đã giảm 98% trong tháng 5 so với một năm trước đó, sau một kỷ lục 2019. Tuy nhiên, nhờ thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19, du lịch nội địa đang bắt đầu khởi động lại.

So với Thái Lan vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp, cũng như các nước láng giềng khác trong khu vực dần dỡ bỏ những lệnh một cách hạn chế. Việc sẵn sàng mở cửa trở lại sẽ giúp Việt Nam hồi phục nền kinh tế nhanh chóng và có thể khuyến khích việc suy nghĩ lại về những ưu tiên trong ngành nghỉ dưỡng.

Đối với một đất nước gần 100 triệu dân, Việt Nam là một hình mẫu nổi bật trong phòng chống đại dịch COVID-19. Số liệu chính thức ghi nhận 331 trường hợp mắc COVID-19 và không có ca tử vong. Điều đó phản ánh quyết định đóng cửa biên giới nhanh chóng, sẵn sàng cách ly hàng nghìn người và đạt được tỷ lệ xét nghiệm ấn tượng là hoàn toàn đúng đắn.

Lệnh phong tỏa ở Việt Nam chỉ tồn tại gần 1 tháng, và kể từ giữa tháng 4, tất cả các ca nhiễm mới đều là từ nước ngoài về và được cách ly ngay khi nhập cảnh. Trái lại, Thái Lan có gần 3.100 ca nhiễm, Philippines có trên 20.000 ca nhiễm và Singapore là 37.000 ca, chủ yếu là các ký túc xá lao động nhập cư.

Khách du lịch Việt Nam bắt đầu đi du lịch trong các kì nghỉ lễ. Ảnh: Getty Images.
Khách du lịch Việt Nam bắt đầu đi du lịch trong các kì nghỉ lễ. Ảnh: Getty Images.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên toàn cầu cho phép người dân trong nước đi du lịch trở lại. Du lịch chiếm khoảng 9% của nền kinh tế trị giá 260 tỷ USD của Việt Nam, trong khi Thái Lan chiếm 1/5 GDP.

Và là một ngành tạo ra 5 triệu việc làm, nhất là với người có trình độ tay nghề thấp. Với chiến dịch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" là một trong những nỗ lực nhằm kích cầu nội địa của ngành du lịch sau đại dịch COVID-19, với những biện pháp cả về truyền thông và giảm giá dịch vụ, tour trên cả nước.

Năm 2019, có 85 triệu khách du lịch trong nước - chiếm hơn 80% tổng lượng khách - một con số khá lớn ngay cả khi số tiền chi tiêu của nhóm này ít hơn nhóm khách nước ngoài.

Tương lai du lịch hậu COVID-19

Bloomberg cho rằng những gì diễn ra ở Việt Nam phần nào cho thấy tương lai của ngành du lịch toàn cầu thời hậu dịch COVID-19. Đó là một phiên bản thận trọng hơn so với một số khu vực phụ thuộc vào du lịch ở châu Âu.

Cho đến nay, một nghiên cứu được công bố vài tuần trước bởi Tập đoàn Thiên Minh, nơi điều hành mọi thứ từ du lịch trên biển đến khu nghỉ mát, gợi ý những chuyến nghỉ ngắn gần nhà, trên bãi biển hoặc trong khung cảnh tự nhiên và tránh phải đi máy bay. Khuyến mại và cam kết bảo đảm an toàn sẽ là những nhân tố chủ chốt thúc đẩy hoạt động du lịch. Mặc dù cho thấy các khách sạn đã ưu tiên sử dụng các dịch vụ bổ sung để giảm giá phòng, một động thái khó hơn để đảo ngược.

Vậy bao giờ du khách quốc tế sẽ trở lại? Có thể sẽ phải vài tháng nữa, dù các hãng hàng không đang chuẩn bị nối lại những chuyến bay quốc tế. Nhìn vào Việt Nam, có thể đánh giá được bao lâu nữa ngành công nghiệp du lịch toàn cầu 9.000 tỷ USD mới hoạt động trở lại, khi các nước đang tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận du lịch song phương, khởi đầu là ưu tiên doanh nhân quốc tế.

Các quốc gia kiểm soát dịch tốt như Hàn Quốc và New Zealand có khả năng sẽ là những nước đầu tiên khôi phục du lịch. Vấn đề tiếp theo là các nước nơi du khách khởi hành. Du khách Trung Quốc, đối tượng chủ chốt của thị trường Đông Nam Á, sẽ bắt đầu kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" vào đầu tháng 10.

Chuyên gia Steven Schipani, nhà nghiên cứu du lịch khu vực Mekong của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đánh giá các địa điểm nghỉ dưỡng của Việt Nam như Phú Quốc có thể sẽ sớm đón lại du khách quốc tế. Khách du lịch sẽ không chấp nhận cách ly dài, nhưng việc xét nghiệm khi nhập cảnh và xuất cảnh có thể sẽ trở thành điều kiện bắt buộc.

Bloomberg: Việt Nam thoát khỏi 'bẫy du lịch COVID-19'

Đối với Việt Nam, cũng như với tất cả các nước Đông Nam Á, "trong cái rủi vẫn có cái may". Khu vực này vốn là nạn nhân của chính thành công của du lịch hàng loạt. Việc đóng cửa vịnh Maya vào năm 2018 ở Thái Lan đã trở thành cảm hứng cho bộ phim The Beach. Tiếp đó thiên đường biển Boracay ở Philippines cũng trở thành điểm đến tiếp theo phải đóng cửa để dọn sạch.

Một sự mở cửa trở lại có ý thức về sức khỏe, hiểu biết về hệ sinh thái, tập trung vào những khách du lịch độc lập có biên lợi nhuận cao có thể giúp tạo nên một tương lai bền vững hơn, theo Bloomberg.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương