Bố vợ sống chung 14 năm nhưng không trả một đồng, ông vừa qua đời, luật sư tìm tôi nói: Vợ chồng anh được thừa kế 45 tỷ

Ngày ông qua đời, chúng tôi mới phát hiện được bí mật về cuộc đời được bố giấu kín hơn 20 năm.

Bố vợ 14 năm sống chung nhưng không trả một đồng

Tôi là Lý Cường và vợ là Vương Lệ, đều cùng làm giảng viên trong trường Đại học. Tôi vẫn còn nhớ cách đây 14 năm, khi cả hai chúng tôi đang ở nhà thì tiếng chuông cửa đột ngột vang lên. Khi mở cửa, chúng tôi kinh ngạc phát hiện bố vợ đang đứng ở ngoài cửa.

"Sao bố đột nhiên lại tới đây?", tôi hỏi.

"Bố không thể ở quê thêm nữa. Bố muốn vào thành phố sống cùng các con", ông trả lời.

Mẹ vợ tôi qua đời cách đây không lâu. Do sợ bố sống một mình ở quê cảm thấy cô đơn nên vợ chồng tôi từng thuyết phục bố lên thành phố sống cùng mình. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng ông đã đồng ý với đề nghị của chúng tôi. Thời gian đầu, bố vợ còn hơi dè dặt và không thoải mái với nhịp sống ở thành phố lớn. Hơn nữa, do khoảng cách con rể - bố vợ nên ông còn ngại ngùng tôi. Nhưng vợ luôn xuất hiện kịp thời để giải quyết bối rối giữa hai chúng tôi.

Để giúp bố vợ thích nghi với cuộc sống ở thành phố mới, chúng tôi đã tìm một số câu lạc bộ của người cao tuổi phù hợp với ông. Đồng thời, cả hai cũng để ông phụ trách một số công việc nhà. Thời gian trôi qua, bố vợ cũng đã hoà nhập với cuộc sống mới. Ông đã có những người bạn mới và quen biết thêm nhiều hàng xóm sống quanh.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo thời gian, chúng tôi từ cặp vợ chồng mới cưới đã đón chào 2 "thiên thần" là một bé trai và một bé gái. Gia đình tăng thành viên nên chi tiêu cũng gia tăng.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa một lần đề cập đến chuyện tiền nong cùng bố, mà thỉnh thoảng chỉ nhận vài đồng nhỏ nhặt ông mua hộ đồ ăn, thức uống và đồ chơi cho các cháu. Bố chưa từng 1 lần nói chuyện tài chính hay chia sẻ tiền chi tiêu trong nhà. Còn về phía vợ chồng tôi cũng thống nhất không muốn nhờ cậy tài chính vì biết lương hưu làm giảng viên đại học của bố cũng không nhiều. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn hoàn toàn tôn trọng địa vị trong gia đình của ông.

Cứ thế, gia đình tôi chung sống hoàn thuận cùng nhau hơn 10 năm. Cho đến mùa đông năm ngoái, bố tôi qua đời ở tuổi 77 vì tuổi già. Sống cùng nhau hàng chục năm trời nhưng tôi không ngờ rằng chỉ đến khi bố ra đi, chúng tôi mới hiểu rõ về con người ông.

Cuộc hẹn bất ngờ từ luật sư

Hôm đó, tôi đang thu dọn đồ đạc của bố ở phòng khách thì đột nhiên chuông cửa vang lên. Người đứng ở đầu bên kia tự xưng là luật sư Lý. Anh ta nói được bố vợ uỷ quyền để đọc di chúc của ông.

Cả hai vợ chồng tôi đều choáng váng: Với mức lương giảng viên của ông thì làm gì có nhiều tiền để có thể mời luật sư? Hơn nữa, sao từ trước đến nay vợ chồng tôi không nghe thấy ông nói gì về bản di chúc?

Luật sư Lý lấy ra 1 tập tài liệu và bắt đầu đọc: "Tôi, Vương Thuận, đứng tên mình tự nguyện tặng toàn bộ tài sản cho con gái Vương Lệ và con rể Lý Cường".

Lời luật sự nói thực sự là điều bất ngờ đối với chúng tôi. Luật sư cho hay, tổng tài sản của bố tôi gồm tiền tiết kiệm và đầu tư là 13 triệu NDT (~45 tỷ đồng) đều dành cho tôi và vợ.

Khi chứng kiến gương mặt ngỡ ngàng của chúng tôi, luật sự nói thêm: "Trong di chúc, bố vợ anh có nói rằng ông có một tài sản thừa kế rất lớn. Nhưng chỉ sau kho ông qua đời, tài sản này mới được công bố với chủ nhân tiếp theo. Ông nói, sở dĩ khi còn sống, ông không đề cập đến khoản tiền này vì muốn chứng thực rằng, anh có đối xử tốt với con gái duy nhất của ông, kể cả khi ông đã qua đời hay không".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chúng tôi cầm bản di chúc của bố mà tâm trạng hỗn loạn. Trong vài ngày tiếp theo, chúng tôi bắt đầu điều tra về nguồn gốc của khoản tiền thừa kế này. Không ngờ chúng lại dẫn tới một bí mật khác của bố, được ông giấu kín trong nhiều năm.

Hoá ra khi còn trẻ, bố vợ tôi không chỉ làm giảng viên mà còn là tay buôn bất động sản. Trong những năm giá đất tăng cao, ông đã làm ăn rất khá và nhanh chóng trở nên giàu có. Dù có khối tài sản lớn nhưng ông sống rất cần kiệm, vì ông luôn tin hạnh phúc là khi biết cách thoả mãn với cuộc sống đang có.

Ngoài ra, từ cách đây 20 năm, bố vợ tôi đã âm thầm nhận nuôi nhiều đứa trẻ ở vùng quê nghèo. Đó là con của những người bạn mà ông đã quen khi kinh doanh đất, nhưng không may có cha mẹ mất sớm. Và sở dĩ những năm gần đây bố vợ không đưa tiền cho chúng tôi cũng vì còn dành tiền lo toan cuộc sống cho những đứa cháu nuôi này.

Chúng tôi vô cùng xúc động khi biết được tất cả những điều này. Khoản tiền thừa kế không chỉ cho chúng tôi biết về khả năng kiếm tiền của bố vợ mà còn là lòng nhân ái của ông.

Sự ra đi của bố vợ cũng khiến chúng tôi hiểu ra một sự thật: Tiền không phải là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Dù bố đã qua đời nhưng lòng tốt bụng của ông đã nhắc nhở chúng tôi phải sống tốt hơn, và gánh vác nhiều trách nhiệm cho cuộc đời.

Chúng tôi đã quyết định đến thăm những cháu nuôi của ông và trích một phần tiền để hỗ trợ các em ăn học đến khi tốt nghiệp đại học. Cả hai sẽ tiếp tục đi trên con đường của bố, giúp đỡ nhiều trẻ nhỏ và biến thế giới trở thành nơi tốt đẹp hơn nhờ những nỗ lực của chúng tôi.

Theo Toutiao

Nguyệt

Được thừa kế cả tỷ bạc nhưng chồng nhất quyết mặc kệ vợ tự gánh nợ

Được thừa kế cả tỷ bạc nhưng chồng nhất quyết mặc kệ vợ tự gánh nợ

Anh nói tiền được thừa kế là tài sản riêng của anh, còn nợ mua nhà là nợ chung của 2 vợ chồng nên tôi phải có trách nhiệm trả một nửa.