Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phục cho biết việc cách ly toàn xã hội là việc làm cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Thủ tướng nhận định Chỉ thị 15 và 16 đã làm cho cuộc sống người dân thay đổi khó khăn hơn nhưng người dân vẫn làm rất tốt. Đây cũng là một trong những điều kiện để Việt Nam có thể khống chế dịch tốt.
Qua đây Thủ tướng đặt vấn đề việc có nên kéo dài việc giãn cách xã hội hay không? Từ góc nhìn cá nhân, lãnh đạo Chính phủ cho rằng đây là việc nên làm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. |
Theo Thủ tướng, một số nước gần như đã cho chương trình giới nghiêm như Singapore và sắp tới là Lào, Thái Lan... nhằm hạn chế việc đi lại của người nước ngoài. Tuy nhiên với Việt Nam số lượng Việt kiều là học sinh, người lao động ở nước ngoài còn khá nhiều, Thủ tướng đặt câu hỏi cho lãnh đạo các bộ, ban, ngành về cách xử lý vấn đề này, không nên chỉ dừng ở khuyến cáo.
Thủ tướng cũng nêu ra các mối quan hệ quốc tế, phương án sau khi hết dịch. "Từ nay đến hết ngày 15, chúng ta không được chủ quan trong phòng, chống dịch. Bên cạnh việc thực hiện Chỉ thị 15, 16, chúng ta cần có những biện pháp chủ động hơn để phục hồi kinh tế sau dịch", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Thứ 6 tới Chính phủ sẽ có cuộc họp với các địa phương để cùng thảo luận quy trình tháo gỡ khó khăn. Giai đoạn này cần tập trung, không được chủ quan vì vẫn còn ca nhiễm, có những ca chưa rõ nguyên nhân. Như Trung Quốc dù có nơi hết dịch nhưng nhiều ca dương tính lại xuất hiện, cần lấy đây là bài học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra kiến nghị xem xét kéo dài thời gian cách ly xã hội sau khi kết thúc 2 tuần, đây là biện pháp quan trọng để khống chế dịch.
"Do thực hiện cách ly toàn xã hội, dự kiến thời gian tới số ca nhiễm không tăng nhanh mà chỉ xuất hiện một số trường hợp. Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, hiện chưa có người tử vong", ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Ngoài ra Bộ Y tê cũng đề xuất cách ly và xét nghiệm cả những người nhập cảnh là nhân viên ngoại giao, công vụ, chuyên gia dù có chứng nhận âm tính. Những trường hợp đặc biệt cần có phương án giải quyết cụ thể phải xin ý kiến Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Hàng không không đón người về nước, chở người vào Việt Nam trừ trường hợp đặc biệt.
Bộ Công an cần chỉ đạo công an địa phương nắm chặt tình hình người nước ngoài nhập cư để lập danh sách và áp dụng biện pháp quản lý phù hợp.
Bộ Y tế cho biết có một số lượng người nhập cảnh không có giấy tờ tùy thân, sau thời gian cách ly không biết họ đi đâu. Vì vậy cần có nơi tạm trú cho những người này ở phía Nam.
Thủ tướng Anh phải nhập viện sau 10 ngày tự cách ly tại nhà
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện do tiếp tục xuất hiện các triệu chứng dai dẳng của bệnh Covid-19.