Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn sau nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Hà Nội luôn trong tình trạng dày đặc khói mù |
Cụ thể, Bộ Y tế khuyến cáo:
Với người dân nên thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện của cơ quan chức năng. Hạn chế ra khỏi nhà, đi tập thể dục, đi làm việc ngoài trời trong tình huống chất lượng không khí xấu.
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế thuốc lá.
Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời diểm chất lượng không khí xấu, nhất là các gia đình gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm. Trông cây xanh quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ.
Người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tĩnh, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt ơn. Nếu có bất thường cần đến các cơ sở y tế kịp thời.
Chất lượng không khí Hà Nội ở mức báo động |
Từ ngày 9/12 đến nay, chất lượng không khí Hà Nội liên tục ở mức báo động. Theo ứng dụng quan trắc PAM Air ghi nhận, ttrong 3 ngày từ 11 đến 13-12, chất lượng không khí suy giảm theo chiều hướng từ xấu đến rất xấu.
Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam TS Hoàng Dương Tùng nhận định đây là đợt không khí ô nhiễm khủng khiếp nhất từ trước đến nay, tình trạng ở mức xấu diễn ra liên tục trong nhiều ngày. Một số tỉnh miền Bắc bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chưa kể có một vài khu vực đốt rác tự phát gây hại.
Hà Nội bước vào ngày thứ 5 đợt ô nhiễm khủng khiếp nhất từ trước đến nay
Chất lượng không khí Hà Nội vẫn tiếp tục trong tình trạng xấu dần đi bắt đầu từ ngày 9/12.