Các chuyên gia kinh tế hy vọng Fed tăng lãi suất nhẹ do lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt

Lạm phát chậm lại và lĩnh vực bất động sản ở Mỹ đang hạ nhiệt và điều này khiến các chuyên gia cho rằng rằng Ngân hàng trung ương nước có thể đưa ra một đợt tăng lãi suất ít hơn trong tuần này, khi các nhà hoạch định chính sách đánh giá những nỗ lực hiện tại nhằm kiềm chế giá cả.

Khi lạm phát tiêu dùng tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua vào năm ngoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất bảy lần trong một chiến dịch tích cực giảm lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia kinh tế hy vọng Fed tăng lại suất nhẹ do lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt   - Ảnh 1.

Các chuyên gia kinh tế hy vọng Fed tăng lại suất nhẹ do lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt.

Kể từ đó, lĩnh vực bất động sản, vốn nhạy cảm với lãi suất, đã sụt giảm khi doanh số bán lẻ suy yếu trong khi tăng trưởng tiền lương bắt đầu giảm bớt, khiến một số nhà hoạch định chính sách của Fed cho rằng có thể đã đến lúc giảm tốc độ tăng lãi suất.

"Tốc độ tăng lãi suất chậm hơn sẽ giúp Fed có thời gian đánh giá tác động kinh tế đầy đủ của việc thắt chặt tiền tệ cho đến nay", Moody cho biết trong một báo cáo.

Các thị trường kỳ vọng Fed sẽ áp dụng mức tăng 0,25% vào cuối cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư.

Điều này sẽ đưa lãi suất cho vay chuẩn lên 4,50% đến 4,75%, mức được nhìn thấy lần cuối vào năm 2007. Vào tháng 12, Fed đã công bố mức tăng 0,5%, giảm so với bốn mức tăng trước đó.

Rubeela Farooqi của High Frequency Economics nói với AFP: "Fed đang nhìn thấy những tác động của chính sách".

Tuy nhiên, báo cáo của Moody's cảnh báo rằng cuộc chiến lạm phát "còn lâu mới đạt được thắng lợi".

Madhavi Bokil của Moody's Investors Service nói với AFP rằng để lạm phát giảm xuống mức mục tiêu của Fed, "chúng ta sẽ cần một chút dịu nhẹ trong thị trường lao động. Điều này có thể tốc độ tuyển dụng chậm và ít vị trí tuyển dụng hơn.

Tiền lương dường như không làm tăng lạm phát, nhưng chúng hỗ trợ phần nào cho chi tiêu của người tiêu dùng khi các hộ gia đình rút tiền tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Mức tăng lương vẫn ở mức cao trong năm ngoái, trong khi các nhà tuyển dụng không muốn sa thải những công nhân mà họ có thể đã phải vật lộn để tìm kiếm kể từ sau đại dịch, khiến thị trường lao động trở nên ít biến động hơn.

Mặt khác, thực tế là thị trường lao động không sụt giảm do chính sách tiền tệ thắt chặt mang lại sự lạc quan cho một cú "hạ cánh mềm" của nền kinh tế, tức lạm phát giảm mà không gây ra tình trạng mất việc làm đáng kể hoặc suy thoái lớn.

Ian Shepherdson của Pantheon Macroeconomics cho biết: "Chưa ai từng nói rằng việc sắp xếp một cuộc hạ cánh mềm là dễ dàng, nhưng trường hợp của chúng tôi vẫn là nếu Fed ngừng tăng lãi suất sớm, nguy cơ suy thoái nghiêm trọng là khá nhỏ".

Ông nói, nếu Fed tăng lãi suất quá cao, "nguy cơ lớn hơn" sẽ là một cuộc suy thoái.

N.MINH