Vàng luôn có xu hướng tăng khi mọi người thiếu niềm tin vào chính phủ hoặc thị trường tài chính, nên nó thường được gọi là mặt hàng (của) khủng hoảng.
Không những vậy, các sự kiện thế giới thường có tác động đến giá vàng, vì vàng được xem là nguồn trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế hoặc địa chính trị bất ổn định.
Giá vàng từng tăng vọt ngay sau khi Nga chuẩn bị đánh Ukraine vì người dân cảm thấy bất an do khủng hoảng leo thang trong khu vực. Chính vì thế, khi hỗn loạn chính trị xảy ra, vàng sẽ trở thành một nơi trú ẩn an toàn của nhiều người.
2. Lạm phát
Một lý do phổ biến khiến nhiều người nắm giữ vàng, do vàng được xem như là như một hàng rào chống lạm phát và biến động tiền tệ.
Dù tiền tệ liên tục dao động và mất giá, nhưng ngược lại, vàng luôn bình ổn trong thời gian dài. Bạn có thể xem ví dụ sau để hiểu rõ về tính ổn định của vàng:
Nhờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ đã giúp cho đồng USD Mỹ trở thành đồng tiền dự trữ lớn nhất thế giới. Vàng và đồng USD gần như luôn có mối quan hệ ngược chiều nha. Khi đồng USD mạnh, vàng sẽ suy yếu và ngược lại khi đô la suy yếu vàng sẽ mạnh lên.
4. Ngân hàng trung ương
Nếu Hoa Kỳ có Cục Dự trữ Liên bang FED thì các quốc gia khác cũng có ngân hàng trung ương nắm giữ vị trí quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách tiền tệ quốc gia như: Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.
Nếu các chính sách do ngân hàng đưa ra không thực sự mang lại hiệu quả, sẽ khiến nhiều người chuyển đổi qua vàng và xem đây như là một khoản trú ẩn an toàn.
Chính vì thế, bạn có thể để ý trong giao dịch forex, mỗi khi FED đưa ra các chính sách tiền tệ tăng,, giảm lãi suất cho đồng USD, ngay lập tức vàng sẽ là 1 trong những loại hàng hóa biến động mạnh nhất.
5. Lãi suất
Vàng không trả lãi như trái phiếu kho bạc hoặc tài khoản tiết kiệm, nhưng giá vàng lại chính là tấm gương phản ánh sự tăng và giảm lãi suất.
Khi lãi suất tăng, giá vàng có thể giảm đi vì nhiều người bán vàng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác.
Khi lãi suất giảm, giá vàng có thể tăng trở lại do chi phí cơ hội để nắm giữ vàng thấp hơn so với các khoản đầu tư khác. Lãi suất thấp đồng nghĩa vàng trở nên hấp dẫn hơn.
6. Nới lỏng định lượng QE
Nới lỏng định lượng, hay QE, là chiến lược mua chứng khoán của ngân hàng trung ương nhằm tăng cung tiền, cũng như khuyến khích các ngân hàng cho vay tiền nhiều hơn.
Ngoài FED, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng sử dụng chiến lược này.
Khi xuất hiện nguồn cung tiền lớn sẽ đẩy lãi suất giảm xuống, và khuyến khích các nhà đầu tư mua vàng vì chi phí cơ hội thấp. Tuy nhiên chiến thuật này cũng có thể kích hoạt lạm phát, nếu quá đà cũng là 1 điều khiến giá vàng tăng.
7. Dự trữ chính phủ
Các ngân hàng trung ương, như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, dự trữ 1 khối lượng khổng lồ cả vàng và tiền giấy. Trên thực tế, Hoa Kỳ và một số nước châu Âu nắm giữ phần lớn trữ lượng của họ bằng vàng và mua thêm rất nhiều vàng trong thời gian gần đây.
Các quốc gia khác nắm giữ vàng bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Khi ngân hàng trung ương mua vào nhiều hơn bán ra, sẽ đẩy giá vàng tăng lên. Điều này là do nguồn cung tiền tệ tăng và vàng sẽ trở nên khan hiếm.
8. Trang sức và công nghiệp
Vàng không chỉ có giá trị như một quỹ phòng hộ, hay là nơi đầu tư trú ẩn an toàn; vàng cũng được sử dụng trong trang sức và công nghiệp.
Hơn một nửa nhu cầu vàng đến từ trang sức, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là 3 quốc gia có nhu cầu lớn nhất.
Thậm chí ở nhiều nơi trên Ấn Độ, vàng vẫn được coi là thước đo thể hiện sự giàu có, là món quà quý giá dùng để tặng vào những dịp quan trọng. Điều này đã đẩy giá vàng ở Ấn Độ tăng lên.
Ngoài đồ trang sức, các sản phẩm công nghiệp điện tử cũng cần 1 lượng vàng khá lớn, tương đương khoảng 12% để sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống GPS và các thiết bị y tế như khác.
9. Sản xuất vàng
Theo số liệu năm 2017 của Hội đồng Vàng thế giới cho thấy tổng nhu cầu là 4.071 tấn và chỉ có 332 tấn dành cho lĩnh vực công nghệ.
Phần còn lại 371 tấn dùng để đầu tư, 2.135 tấn dành cho trang sức, nhu cầu dùng cho tiền xu là 1.029 tấn, ngoài ra các quỹ ETFs cũng đang nắm giữ khoảng 202,8 tấn.
Mặc dù mức sản xuất có vẻ khiêm tốn so với tổng cung, nhưng chi phí sản xuất vàng vẫn gây ảnh hưởng đến giá vàng toàn thế giới. Khi chi phí tăng, các công ty khai thác buộc phải bán vàng để có thêm tiền và bảo toàn lợi nhuận.
10. Cung cầu
Nhiều phân tích chỉ ra rằng con người đã khai thác vàng từ cách đây cả 5.000 năm, và kim loại quý này vẫn luôn nắm giữ vị trí số 1 ngay cả khi giá cả biến động.
Nếu có kế hoạch mua vàng, bạn cần hiểu rằng giá vàng bị ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất, cung tiền, sự bất ổn tài chính hoặc địa chính trị, nhu cầu làm trang sức, cho các ngành công nghiệp hoặc do động thái đến từ ngân hàng trung ương.
Nói cách khác, vàng là một nguồn tài nguyên hữu hạn và khi điều kiện kinh tế toàn cầu làm cho vàng trở nên hấp dẫn sẽ khiến nhu cầu sở hữu vàng tăng, làm cho giá tăng theo.
Dù vậy, giá vàng so với nhiều loại tiền tệ khác vẫn luôn ổn định trong thời gian dài và trở thành nơi trú ẩn của rất nhiều người khi tình hình thế giới bất ổn định.
11. Quỹ giao dịch trao đổi ETF
Cũng giống như cổ phiếu, quỹ đầu tư ETF được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Điều đó nghĩa là trader có thể mua và bán ETFs trong thời gian sở giao dịch mở cửa. ETF cũng có mã chứng khoán và giá trong ngày.
Điểm khác biệt duy nhất giữa chứng chỉ quỹ ETF và cổ phiếu là số lượng cổ phiếu nằm trong quỹ ETF có thể thay đổi hàng ngày vì sự xuất hiện thường xuyên của các cổ phiếu mới và các cổ phiếu hiện tại được mua lại.