Mỹ bí mật gửi thiết bị phòng không có từ thời Liên Xô cho Ukraina?

Mỹ đang gửi cho Ukraina một số thiết bị phòng không do Liên Xô sản xuất mà Washington đã có được từ nhiều thập kỷ trước thông qua một chương trình bí mật, The Wall Street Journal đưa tin hôm thứ Hai (21/3).

Các vũ khí trên bao gồm hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-8, được Mỹ thu dụng với mục đích kiểm tra công nghệ quân sự của Nga và giúp huấn luyện quân đội Mỹ, các quan chức Mỹ cho biết.

9541149072_43fd27e975_b.jpg
Mỹ được cho là đang gửi hệ thống phòng không SA-8 cho Ukraina.

Các loại vũ khí này rất hữu ích cho các lực lượng Ukraina do quân đội nước này đã biết cách sử dụng các hệ thống của Liên Xô.

Cả Hội đồng An ninh Quốc gia và Lầu Năm Góc đều từ chối bình luận về những loại vũ khí cụ thể nào mà Mỹ đã gửi đến Ukraina.

Thư ký báo chí John Kirby Lầu Năm Góc nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng các vấn đề an ninh cho người Ukraina đã được kích hoạt.

“Họ đang chiến đấu vì đất nước của họ, và Lầu Năm Góc sẽ không tiết lộ chi tiết công khai các công cụ mà họ đang làm điều đó”, John Kirby nói thêm.

Chính quyền TT Biden đã phê duyệt khoản viện trợ quân sự hơn 1 tỷ USD cho Ukraina trong tháng qua, bao gồm gói 800 triệu USD được công bố vào tuần trước.

Nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã không trình bày chi tiết chính xác những gì được gửi đến Ukraina để tránh kích động Moscow. Điện Kremlin đã công khai tuyên bố rằng, bất kỳ quốc gia phương Tây nào cung cấp một số vũ khí nhất định cho Ukraina, bao gồm cả máy bay và hệ thống phòng thủ tên lửa, đều có thể bị coi là tham chiến.

Mỹ có một số lượng nhỏ hệ thống phòng thủ tên lửa của Liên Xô mà họ mua được trong 30 năm qua như một phần của dự án bí mật trị giá 100 triệu USD. Dự án lần đầu tiên được công khai vào năm 1994, một cựu quan chức tham gia sứ mệnh nói với The Hill.

Trong số những vũ khí mà Hoa Kỳ nhận được - một số được cất giữ tại Redstone Arsenal, Ala. - là SA-8, có thể dễ dàng di chuyển đối với lực lượng mặt đất và có thể vận chuyển bằng máy bay phản lực hoặc trực thăng.

Ngoài ra, trong kho dự trữ của Mỹ còn có hệ thống phòng không tầm xa S-300. Hệ thống này nhằm bảo vệ các khu vực rộng lớn hơn. Hệ thống này Ukraina đã có và binh lính nước này có thể vận hành được. Tuy nhiên, vũ khí đó sẽ không được gửi tới Ukraina, theo một quan chức.

Chính quyền được phép chuyển giao các thiết bị này theo dự luật chi tiêu chính phủ hàng năm mới mà Tổng thống Biden đã ký thành luật vào tuần trước. Đạo luật phê duyệt gói viện trợ trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraina, trong đó khoảng 3,5 tỷ USD sẽ được chuyển đến Lầu Năm Góc để bổ sung các thiết bị được gửi từ Mỹ đến Ukraina.

Mỹ đã tìm cách để Slovakia cung cấp S-300 cho Ukraina, nhưng đồng minh NATO muốn đảm bảo rằng họ sẽ sớm có được một "sự thay thế thích hợp". Vẫn chưa có một hiệp định nào giữa hai nước được ký kết.

TT Biden sẽ tới Brussels trong tuần này để dự hội nghị thượng đỉnh NATO để thảo luận về các cách giúp Ukrain, theo Nhà Trắng.

“Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác quan trọng của mình để tăng cường hỗ trợ mới, bao gồm các hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Liên Xô hoặc Nga và các loại đạn cần thiết để sử dụng các thiết bị này cho Ukraina”, một quan chức Mỹ nói với The Hill.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương