Căng thẳng thương mại Nhật - Hàn: Mỹ không biết đứng về phe nào

Khi cuộc chiến thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản kéo dài, Seoul tuyên bố sẽ cắt giảm sự phụ thuộc kinh tế vào các ngành công nghiệp Nhật Bản.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki trong một cuộc họp giao ban thường kỳ hôm 17/7 cho biết, Chính phủ nước ông đang thực hiện các kế hoạch toàn diện nhằm giảm sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp vật liệu, linh kiện và thiết bị của Nhật Bản.

Quan hệ giữa hai nước xấu đi từ ngày 1/7, khi Tokyo áp đặt các hạn chế xuất khẩu 3 vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc, vốn rất quan trọng đối với sản xuất chất bán dẫn. Nhật Bản dự định loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách "trắng" gồm 27 nước với lý do nước láng giềng có hệ thống kiểm soát xuất khẩu không đáng tin cậy. 

Trước đó, truyền thông nước này cáo buộc hợp chất hóa học hydro florua xuất sang Hàn Quốc đã được đưa sang Triều Tiên, theo tin từ Reuters. Đây cũng là cái tên nằm trong danh sách nguyên liệu Nhật Bản mới hạn chế xuất khẩu do hợp chất này có thể được sử dụng trong chế tạo vũ khí hóa học. 

Tranh chấp thương mại hiện nay giữa Tokyo và Seoul bắt nguồn từ phán quyết của tòa án Hàn Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, yêu cầu Công ty Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những công dân Hàn Quốc từng bị cưỡng bức lao động trong chiến tranh trước đây. Trong khi đó, phía Nhật Bản khẳng định vấn đề bồi thường liên quan thời chiến đã được giải quyết dứt điểm theo hiệp định bình thường hóa quan hệ song phương ký kết năm 1965.

"Tôi nghĩ rằng thật không may khi xác xuất căng thẳng Nhật - Hàn leo thang rất có thể sẽ gia tăng", ông Jesper Koll, cố vấn cao cấp của WisdomTree Investments nói với CNBC vào 11/7.

Ông Koll nói rằng những căng thẳng gần đây được được tính tụ từ nhiều năm giữa hai nước, và những phán quyết mới đây của toàn án tối cao ở Hàn Quốc chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

Seoul đã yêu cầu Tokyo loại bỏ các lệnh cấm xuất khẩu đối với một số vật liệu hóa học được sử dụng để sản xuất chất bán dẫn, nhưng yêu cầu đó đã bị từ chối. Theo báo cáo của Reuters, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết hôm 14/7, họ có kế hoạch nêu vấn đề tại cuộc họp của Hội đồng chung của Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 23-24/7.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in.

Mỹ sẽ làm trung gian hoà giải?

Washington với tư cách là đồng minh thân cận đã bị cuốn vào cuộc chiến thương mại giữa hai láng giềng ở Bắc Á, và vẫn còn phải xem Mỹ sẽ đáp trả như thế nào. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trong số những đồng minh lớn nhất của Washington trong khu vực.

Trước đó ngày 10/7, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã có cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cho rằng những lệnh cấm của Nhật Bản không chỉ có thể gây thiệt hại cho các công ty Hàn Quốc, mà còn có thể phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tổn thương các công ty Mỹ, dẫn theo Reuters.

"Ông Kang bày tỏ mối quan tâm của mình qua cuộc điện đàm với ông Pompeo cho rằng "diễn biến hiện tại là điều không ai mong không mong muốn về mặt quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản và hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Nhưng hầu hết các chuyên gia không chắc chắn liệu chính quyền Trump có thực sự tham gia vào tranh chấp Hàn Quốc-Nhật Bản hay không.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/7 cam kết tăng cường quan hệ với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói rằng "Nhật Bản và Hàn Quốc tất nhiên không chỉ là bạn bè, họ còn là đồng minh", cho biết thêm Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để để tăng cường các mối quan hệ song phương và giữa ba nước, cả công khai và trong hậu trường.

Mỹ rõ ràng đang có lập trường thận trọng đối với cuộc tranh cãi thương mại này vì họ nhận thức rõ những gì đằng sau sự căng thẳng leo thang giữa hai đồng minh của Washington. Tuy nhiên, rõ ràng là, tranh chấp kéo dài sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào trong ba nước này.

Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã đưa ra một tuyên bố lưu ý tầm quan trọng của hợp tác ba bên Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc và đồng ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức chung trong khu vực.

Ông Koll cho biết xác suất Mỹ bước vào làm trung gian hòa giải tích cực là rất thấp.

"Chính quyền Trump không ngại vũ khí hóa thương mại, và sử dụng thương mại để giải quyết các vấn đề bất đồng chính trị có vẻ hợp lý với chính quyền Mỹ hiện tại", ông nói thêm.

"Trong thế giới của Trump, nước Mỹ phải đặt lên trước tiên, đối với phần còn lại của thế giới, vấn đề đó là vấn đề của họ", Ông Koll bình luận.

Doanh nghiệp đang lo lắng 

Ngành công nghiệp chất bán dẫn bị ảnh hưởng.
Ngành công nghiệp chất bán dẫn bị ảnh hưởng.

Căng thẳng gần đây giữa hai cường quốc châu Á không có gì mới, và bắt nguồn từ thời Hàn Quốc còn là thuộc địa của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. Mối quan hệ song phương ngày càng xấu đi trong thế chiến thứ II, khi nhiều phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm nghệ mại dâm trong các nhà thổ quân sự.

Ông Koll cho rằng các hạn chế thương mại đã được đưa ra không phải là một kế hoạch chính trị nhất thời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, mà là một động thái có chiến lược được chuẩn bị từ lâu.

"Cuộc xung đột thương mại giữa hai quốc gia đã được lên kế hoạch từ khá lâu", ông Koll cho biết, "thêm vào đó là sự không tin tưởng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong hai năm qua ngày càng gia tăng".

"Các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản trong lịch sử đã được cách ly khỏi những căng thẳng chính trị", ông Kristin Vekasi, giáo sư tại Trường Chính sách và Quốc tế thuộc Đại học Maine nhận xét.

"Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang lo lắng", Stangarone nói. "Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc đã kêu gọi chính phủ Seoul không trả đũa, điều này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng".

MINH TUẤN

theo Tin 24h