Cao su xuất khẩu có một năm được giá

Năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), tháng 12/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 270.000 tấn, trị giá 464 triệu USD, tăng 27,8% về lượng và tăng 29,9% về trị giá so với tháng 11/2021; so với tháng 12/2020 tăng 19,4% về lượng và tăng 28,8% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.720 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 11/2021 và tăng 7,9% so với tháng 12/2020. Năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.

cao-su.png
Trong tháng 12/2021, giá cao su tự nhiên tại các sàn giao dịch châu Á có xu hướng giảm chủ yếu do tâm lý thị trường không khả quan.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm2021, các chủng loại cao su xuất khẩu phần lớn đềutăngso với cùngkỳnăm2020. Đángchú ý, một số chủng loại như: SVR 20, cao su tổng hợp, RSS1, SVR CV50, SVR 3L, SVR CV60... xuất khẩu đã tăng mạnh cả về lượng và trị giá.

Trong 11 tháng năm 2021, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 62,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 1,06 triệu tấn, trị giá 1,75 tỷ USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,4% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,05 triệu tấn, trị giá 1,74 tỷ USD, tăng 6,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về giá xuất khẩu: trong 11 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm. Trong đó, một số chủng loại cao su có giá xuất khẩu bình quân tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 như: Cao su dạng Crếp tăng 108,9%; Skim block tăng 46,9%; RSS1 tăng 36,5%; SVR CV40 tăng 36,1%; RSS3 tăng 31,1%; SVR CV60 tăng 30,1%...

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2021Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho nước này với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 chiếm 17,7%, tăng so với mức 15,5% của 11 tháng năm 2020.

Theo diễn biến mới nhất thị trường cao su trong nước, trong tháng 12/2021, tình hình khai thác, sản xuất cao su trong nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 tại các tỉnh sản xuất chính như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương diễn biến phức tạp. Tháng 12/2021, giá mủ cao su tiểu điền được thu mua dao động quanh mức 290- 320 đồng/độ TSC, giảm 5-8 đồng/độ TSC so với cuối tháng 11/2021. Tại Bình Phước giá thu mua mủ nước của Công ty cao su Bình Long dao động ở mức 316-309 đồng/độ TSC. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 318-322 đồng/đ TSC. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 323 đồng/đ TSC.

Đ.Khải

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương