Chỉ số kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua.

Hoạt động kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 8 trong bối cảnh lạm phát cao do cuộc chiến toàn diện của Nga ở Ukraina, một cuộc khảo sát được công bố vào hôm thứ Ba cho thấy.

Chỉ số PMI được S&P Global Flash Eurozone công bố cho thấy nó đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng do giá cả tăng cao làm ảnh hưởng đến nhu cầu và nguồn cung cho ngành sản xuất.

Chỉ số PMI - hay chỉ số quản lý mua hàng - đã giảm từ 49,9 trong tháng 7 xuống 49,2 vào tháng 8. Chỉ số dưới 50 thể hiện sự thu hẹp trong hoạt động kinh doanh.

Chỉ số kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng qua. - Ảnh 1.

Một công nhân vận chuyển mì ống đóng gói tại nhà máy của De Cecco ở Fara San Martino, Ý. Ảnh: Remo Casilli/Reuters

Chỉ số này đã giảm xuống dưới 50 vào tháng 7 sau 16 tháng tăng trưởng liên tiếp do lạm phát do giá năng lượng tăng cao và các cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã tác động xấu đến nền kinh tế thế giới.

Sản xuất đã giảm vào tháng trước, nhưng hiện tại thì sự suy thoái đã lan sang các ngành dịch vụ, bao gồm cả du lịch.

Chuyên gia Andrew Harker của S&P Global Market Intelligence cho biết: "Áp lực về chi phí sinh hoạt đã khiến cho sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ sau khi khu vực này dỡ bỏ các hạn chế đi lại do đại dịch Covid-19 đã không như kỳ vọng".

Việc chi tiêu sụt giảm hiện đang được nhìn thấy trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thị trường vật liệu cơ bản cho đến thị trường ô tô; dịch vụ du lịch và bất động sản, điều nay cho thấy các nền kinh tế trong khu vực đang yếu đi, theo Andrew Harker.

Ngoài ra, Harker cũng cho biết, cuộc khảo sát cho thấy hàng tồn kho thành phẩm chưa bán được của các nhà sản xuất châu Âu đang ở mức kỷ lục.

Ông cảnh báo rằng các nhà tuyển dụng cũng đang tuyển dụng lại nhân viên, những người đã phải nghỉ việc trong đợt đại dịch coronavirus, với tốc độ chậm hơn dự kiến.

Trong khi giá dầu và khí đốt cao liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina và các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga để đáp trả cuộc xung đột, vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, cũng theo vị chuyên gia này, áp lực lạm phát trong nội bộ các doanh nghiệp có thể đã qua đỉnh điểm.

"Có vẻ như bất kỳ biện pháp giảm nhẹ nào đối với tình hình lạm phát đều đến quá muộn, nó không cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ thực sự nào cho nhu cầu", chuyên gia Harker nói và cho biết thêm phần còn lại của năm 2022 sẽ là một cuộc đấu tranh sinh tồn đối với các công ty trên toàn khu vực đồng euro.

PV