Phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ Viện đã kết thúc, đồng thời gửi báo cáo đến Ủy ban Tư pháp Hạ Viện. Theo đó, phiên tòa với các chuyên gia về Hiến pháp vào ngày 4/12, sau đó mời Tổng thống Trump đến tham dự hoặc cố vấn.
Vào ngày 1/12 này, Nhà Trắng sẽ đưa ra quyết định về việc ông Trump hoặc các cố vấn của ông có tham gia phiên tòa hay không. Trong cuộc điều tra luận tội này sẽ bàn đến các vấn đề tình báo, người dẫn đầu là ông Adam Schiff và có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Jerold Nadler với vai trò phác thảo và bổ phiếu các điều khoản luận tội ông Trump. Sau khi có kết quả, các điều khoản này sẽ gửi đến Hạ Viện trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng.
Hiện tại, cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump đang bước vào cao trào.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff khẳng định các nhà điều tra đang làm một bản tóm tắt các bằng chứng để chuyển sang cho Ủy ban Tư pháp Hạ Viện sau kỳ lễ Tạ ơn. Qua đây ông Adam Schiff khẳng định sẽ không để phiên tòa này kéo dài vì thiếu nhân chứng. Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã gọi cuộc điều tra là một "vấn đề khẩn cấp mà chúng ta không thể chờ đợi nếu chúng ta muốn bảo vệ an ninh quốc gia và sự thống nhất của cuộc bầu cử".
Bên cạnh đó Đảng cộng hòa tiếp tục phản đối Đảng Dân chủ và cho rằng hành động của ông Trum chưa đến mức phải bị luận tội. Trong khi đó Đảng Dân chủ sẽ gửi báo cáo đến Ủy ban Tư pháp Hạ viện để thúc đẩy điều khoản luận tội. Báo cáo này sẽ miêu tả chi tiết các bằng chứng trong cuộc điều tra 8 tuần vừa qua của Ủy ban Tình báo Hạ viện.
“Chúng tôi sẽ công bố những nỗ lực điều tra trong thời gian qua cho thấy Tổng thống Trump đã tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài trong cuộc bầu cử của chúng ta nhằm đem lợi ích quốc gia đánh đổi với các lợi ích chính trị cá nhân. Mặc dù đã phác thảo báo cáo này, nhưng chúng tôi vẫn để ngỏ khả năng sẽ công khai thêm các bằng chứng".
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi là người quyết định quy mô và mức độ điều khoản luận tội. Các điểm được Đảng Dân chủ nhấn mạnh là lạm quyền, cản trở Quốc hội, cản trở luật pháp và tham nhũng. Việc có bao gồm cả các nội dung trong báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Mueller vào điều khoản cản trở luật pháp hay không cũng đang được tính tới.
Tình hình này chính trường Mỹ liệu có xoay chuyển?
Với các thành viên Đảng Dân chủ, đây là một tình thế phức tạp, mặc dù gây được nhiều sự chú ý nhờ phiên điều trần nhưng điều này không có nghĩa là họ có thể thay đổi quan điểm của người mỹ về luận tội tổng thống Trump.
Họ cảm nhận thấy người chiến thắng sẽ là bên Đảng Cộng Hòa, đơn cử là Nghị sĩ đảng Dân chủ Brenda Lawrence - người từng ủng hộ cuộc điều tra luận tội, nay lại khẳng định rằng đảng Dân chủ chỉ nên bỏ phiếu cho một cuộc chỉ trích hoặc phê bình hành động của ông Trump thay vì tiến hành một cuộc điều tra như hiện nay.
Trên thực tế, cuộc điều tra luận tội giống như một cuộc thử thách để nhà lãnh đạo Mỹ khảo sát về việc ủng hộ của các cử tri và nghị sĩ của Đảng Cộng Hòa dành cho ông.
Đảng dân chủ đưa ra hàng loạt nhân chứng, email, tài liệu, ghi chú nhằm luận tội ông Trump nhưng lại không có nhân chứng cụ thể khẳng định Tổng thống Trump đã trực tiếp ra điều kiện hoãn khoản viện trợ quân sự trị giá 400 triệu USD với Ukraine để gây sức ép với chính phủ nước này nhằm điều tra đối thủ chính trị của ông, gia đình cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Theo các nghị sĩ, mọi luận điểm không đủ sức nặng để luận tội tổng thống và buộc ông phải từ chức. Hiện tại bức tường bảo vệ ông Trump vẫn còn rất mạnh mẽ. Kể cả bước sang giai đoạn mới, đảng Cộng hòa dường như không có dấu hiệu gì sẽ “bỏ rơi” Tổng thống Trump.
Thời tiết ngày 26/11: Hà Nội có mưa vài nơi, đêm và sáng trời rét
Dự báo đêm nay và ngày mai (26/11), bộ phận không khí lạnh này tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ