01
Tôi tên là Lưu Chí Kiệt, sinh ra từ một ngôi làng tại huyện Giang Thành (Trung Quốc). Khi còn rất nhỏ, tôi đã mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo khiến chân đi lại bất tiện. Bởi đôi chân của mình nên sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi đã gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Điều đáng mừng là tôi sớm phát hiện niềm đam mê của bản thân. Sau khi vừa nghỉ học, tôi đã đi theo chú hai để học thêm kiến thức về sửa chữa đồ điện tử. Chú hai nói tôi là người có thiên phú trong lĩnh vực này. So với những người khác, tôi chỉ mất rất ít thời gian để học về thiết bị điện và cách sửa chữa chúng.
Năm 1993, tôi tròn 22 tuổi. Lúc này tôi đã giúp việc được ở cửa hàng điện máy của chú hai được vài năm. Thấy tôi có tiềm năng, chú hai đề nghị tôi tự mở một cửa hàng sửa chữa thiết bị điện trên thành phố để có thể tự trang trải cuộc sống.
Thời điểm đó, việc mở một cửa hàng trên thành phố không phải là điều dễ dàng. May mắn là tôi có chú hai giúp đỡ. Chú đã tận dụng nguồn lực và mối quan hệ để xin giúp tôi giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, cũng như tìm mặt bằng để mở cửa hàng nhỏ.
Mọi khâu chuẩn bị để khai trương cho cửa hàng nhỏ đã gần như sẵn sàng, nhưng tôi phát hiện còn thiếu khá nhiều tiền để đầu tư trang thiết bị và dụng cụ bảo trì cần thiết để sửa chữa thiết bị điện. Chú hai không có nhiều tiền, và tôi cũng không muốn vay nợ thêm từ chú. Tôi tính toán, ngoài những thiết bị cũ mà chú hai đã tặng cho tôi, tôi còn thiếu ít nhất khoảng 3.000 nhân dân tệ (10 triệu đồng) để mua sắm thiết bị.
Ảnh minh hoạ |
02
Ngày hôm đó, tôi từ thành phố trở về quê hương. Tôi khập khiễng bước vào căn nhà đổ nát của mình, nơi hiện tại chỉ có mẹ tôi sống ở đây. Bố đã qua đời vì bệnh tật cách đây 10 năm. Mẹ một mình nuôi tôi khôn lớn, nên tôi luôn cố gắng nỗ lực để mang lại cho bà cuộc sống tốt nhất.
“Mẹ ơi, con đã mở 1 tiệm sửa chữa thiết bị điện tử ở thành phố. Sau này có tiền, con sẽ mua một căn nhà mới ở đây và đưa mẹ về sống cùng, để mẹ có thể sống tốt hơn", tôi nói với mẹ về mục tiêu của mình.
Tôi cũng nói với mẹ rằng tôi muốn mượn bà 3.000 nhân dân tệ để đầu tư cho tiệm. Nghe vậy, mẹ tôi im lặng hồi lâu rồi mới thở dài. Mẹ nói với tôi rằng giờ trong nhà đã không còn một đồng tiết kiệm. Vì những năm gần đây, số tiền mẹ và tôi kiếm được đều dùng để chữa trị bệnh cho chúng tôi.
Những ngày sau đó, tôi đến nhà họ hàng để vay tiền, nhưng đều chỉ nhận được những cái lắc đầu. Ba ngàn nhân dân tệ không phải là con số nhỏ ở thời điểm đó. Và họ cũng không dám tin tưởng một kẻ có tật ở chân như tôi có thể làm nên chuyện lớn. Có người họ hàng còn nói thẳng với tôi, một gia đình chỉ có mẹ già và đứa con bị tật như tôi thì làm sao có hy vọng trả lại họ đủ 3.000 tệ đây?
Những cái lắc đầu, lời từ chối thẳng thừng của họ hàng khiến tôi nản chí. “Chẳng lẽ mình sẽ phải từ bỏ ước mơ mở tiệm hay sao?”, tôi nghĩ thầm.
Tôi chán chường đi về. Gần về đến nhà, tôi nghe thấy một tiếng dê quen thuộc, sau đó một người cất tiếng hỏi tôi: “Chí Kiệt, mẹ chú đi đâu rồi? Sao trông mặt chú buồn bã thế?”.
Người vừa hỏi tôi là chị dâu Mã Lan Hoa. Chồng chị là anh họ tôi và đã qua đời chỉ vài năm sau khi họ kết hôn. Sau khi anh họ mất thì chị không tái giá. Chị sống cùng con gái tại căn nhà nhỏ gần nhà tôi. Vì cùng chung cảnh goá phụ nên chị rất thân thiết với mẹ tôi.
Ảnh minh hoạ |
- “Chị dâu, em mới từ thành phố về. Lần này, em muốn mở tiệm sửa chữa thiết bị trên thành phố, nhưng em,...”, tôi vừa nói vừa giơ bản sao giấy phép kinh doanh lên.
- “Tôi hiểu rồi, nãy tôi cũng đi ngang qua nhà dì hai, vừa đúng lúc nghe được cuộc hỏi chuyện vay tiền của cậu. Nói cho tôi biết cậu cần bao nhiêu, biết đâu tôi có thể giúp đỡ", chị dâu tiếp lời.
Tôi thấy chị dâu nói đã nghe được cuộc nói chuyện giữa tôi và dì hai, thế nên tôi biết không thể giấu chị được nữa. Tôi chỉ đành thú nhận rằng tôi cần 3.000 nhân dân tệ để mua thiết bị.
Nghe xong, chị dâu gật đầu nói: “Ừ, mở cửa hàng là chuyện tốt, chú nhất định phải kiên trì. Đừng lo, số tiền này tôi sẽ cho chú vay”.
Tôi đã rất sốc khi nghe về điều này, vội từ chối: “Chị dâu à, làm sao em có thể lấy tiền từ chị? Cuộc sống của chị và Tiểu Lý đã quá khó khăn rồi, em không thể nhận thêm tiền của hai người".
Tôi đã nghe mẹ kể về cuộc sống của chị dâu và con gái. Tuy họ sống vất vả nhưng vẫn rất lạc quan. Thế nhưng, đâu phải vì họ là người hào phóng mà tôi có thể nhận tiền từ họ.
Sau khi tôi từ chối, tôi cứ nghĩ mọi chuyện đã kết thúc. Tuy nhiên đến buổi tối, chị dâu Mã Lan Hoa mang bọc tiền 3.000 tệ sang nhà đưa cho mẹ, sau đó còn quay sang nói với tôi: “Trí Kiệt, chú nghe chị nói. Mẹ em và chị đều là goá phụ và chỉ có goá phụ mới hiểu được nỗi khổ của nhau. Nay chị có chút tiền, hy vọng em có thể mở cửa hàng thành công để dì sống tốt hơn. Trước đó, mẹ em đã giúp đỡ hai mẹ con chị rất nhiều rồi". Sau này, thông qua mẹ tôi được biết chị dâu đã bán 6 con dê để có thể đủ tiền cho tôi mượn.
Ảnh minh hoạ |
03
Với sự giúp đỡ của chị dâu, cửa hàng sửa chữa thiết bị điện tử của tôi cuối cùng đã khai trương. Sau vài năm làm việc chăm chỉ, tôi dần dần tích lũy được một số vốn nhất định. Sau đó, tôi nắm bắt cơ hội kinh tế bùng nổ trong những năm đó, chuyển đổi thành công trang thiết bị và mở rộng quy mô cửa hàng. Dần dần, tôi kiếm được nhiều tiền hơn. Đến năm 2000, tôi đã có tài sản vài triệu nhân dân tệ.
Năm 2001, tôi mua một căn hộ rộng 100m2 ở thị trấn, sau đó đưa chìa khoá cho chị dâu và cháu gái. Tôi nói với hai người: “Chị dâu, đây là nhà cũ của em. Em đưa cho chị và Tiểu Lệ, từ nay đây sẽ là nhà của hai người”.
Trước lời từ chối nhận nhà của chị dâu, tôi nói: “Chị dâu, 3.000 nhân dân tệ chị cho em mượn hồi đó giờ còn đắt giá gấp mấy trăm lần căn nhà này. Món quà này em dành tặng hai mẹ con thì vẫn còn quá rẻ so với công ơn giúp đỡ của chị năm nào. Ngoài ra, em sẽ để Tiểu Lệ đến giúp em quản lý cửa hàng điện máy, mỗi tháng sẽ trả con bé lương là 3.000 tệ".
Như vậy sau bao nhiêu năm, tôi đã có thể trả hết món nợ ân tình năm xưa. Tôi hiểu rằng một đồng giúp đỡ khi bạn gặp hoạn nạn là điều đáng giá vô cùng. Do đó, khi kiếm được tiền thì bạn không nên chỉ lo lắng cho bản thân mà còn phải trả lại công ơn giúp đỡ năm nào. Kiếm tiền không dễ, nhưng học cách cho đi đúng cách mới khiến cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
Đến nhà chị gái vay tiền, tôi bất ngờ khi biết mức thu nhập từ nghề bán bánh của anh rể
Bí tiền quá, tôi đã đến nhà chị gái hỏi vay tiền. Khi chị tiết lộ thu nhập của anh rể, tôi sốc đến mức không nói thành lời.