Khi bị vay tiền, đừng hỏi: “Muốn mượn bao nhiêu?" - Chỉ cần nói 3 câu thể hiện EQ cao ngất, càng không sợ tiền cúp đuôi bỏ đi

Người EQ cao có cách hành xử khôn khéo khi được người khác hỏi vay tiền.

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng bị người khác hỏi vay tiền. Nếu may mắn thì bạn có thể đòi lại tiền của mình, nhưng đen đủi thì không chỉ tiền mất mà tình cũng tan.

Khi có ai đó vay tiền bạn, nếu bạn trực tiếp hỏi: “Anh muốn mượn bao nhiêu?", thì đối phương sẽ cho rằng bạn luôn có tiền để cho họ vay. Để tránh những trường hợp cho người khác vay tiền mà không đòi lại được, bạn đừng vội đáp lời họ bằng câu trên, mà chỉ cần nói 3 câu này là giải quyết được vấn đề.

1/ “Vay tiền để làm gì?”

Tôi năm nay 29 tuổi, đang điều hành một xưởng gia công quần áo ở huyện. Tôi có tài chính tương đối sung túc. Nhiều họ hàng thấy tôi giàu có nên thường xuyên đến hỏi vay tiền.

Lúc đầu, tôi chỉ cho họ vay từ vài trăm đến 1,2 triệu đồng, số tiền này không quá nhiều so với tôi. Tuy nhiên, thấy tôi không mở lời đòi nên họ cũng không chủ động trả. Rồi đến một ngày tôi nhận ra, tôi không phải kẻ giàu có để mà trở thành “cây ATM" - nơi mọi người muốn đến moi tiền nhưng không trả.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nửa năm trước, dì hai đến gặp tôi và nói thẳng dì muốn vay tiền. Tôi không đồng ý ngay mà chuyển sang hỏi: “Dì muốn vay tiền để làm gì?”.

Dì trả lời: “Cuối năm nay, con trai thứ hai của dì có dự định kết hôn. Căn nhà nó đang ở còn nhỏ nên dì bàn bạc sẽ mua cho nó một căn hộ khác ở thành phố”.

Vừa nghe tin dì cần mua nhà, tôi hỏi dì cần vay bao nhiêu. Tôi hiểu rằng nếu dì không thực sự gặp khó khăn tài chính thì sẽ không bao giờ đến vay tôi tiền. Dì nói, giờ dì còn thiếu 40 triệu đồng, tôi nghe xong thì đồng ý cho dì vay.

Dì hai rất tốt với tôi ngay từ khi tôi còn nhỏ. Đây là lần đầu tiên dì chủ động hỏi vay tiền nên tôi rất tin tưởng. Suy cho cùng, sau khi biết được mục đích ai đó muốn vay tiền từ bạn, bạn có thể phá đoán tình hình và đưa ra quyết định phù hợp cho riêng mình.

2/ “Khi nào tiền được trả lại?”

Tuần trước, một người anh họ đến nhà tôi và nói rằng muốn gặp tôi. Lúc anh em đang uống rượu thì anh quay sang nói với tôi: “Em trai, hôm nay anh đến gặp là muốn nhờ em giúp một việc nhỏ". Tôi hỏi anh ấy có chuyện gì vậy.

Anh cho biết: “Hiện tại anh đang cùng bạn bè kinh doanh quán lẩu. Do kinh tế khó khăn nên quán lẩu làm ăn bết bát, tháng trước buôn bán không có lợi nhuận. Anh muốn vay em ít tiền để sống qua ngày".

Khi tôi nghe lời này, tôi biết quả thật năm nay làm ăn không dễ dàng, đặc biệt là trong ngành hàng F&B đã bão hoà như hiện nay.

Anh họ nói thêm, anh ấy thực sự không thể kiếm được tiền nên mới đến vay tiền của tôi. Anh cũng nói rằng, nếu tôi không thể cho anh ấy vay miễn phí thì có thể tính thêm lãi suất.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tôi trả lời thẳng: “Em có thể cho anh mượn số tiền này. Nhưng khi nào thì anh trả lại được?”. Anh họ khẳng định chắc chắn sẽ trả lại cho tôi trong vòng nửa năm. Nếu quá thời hạn thì anh sẽ trả lại cho tôi đúng số tiền này bằng cách bán đi quán lẩu. Những năm gần đây, kinh tế khó khăn, do đó tôi cần biết thời gian có thể đòi được tiền từ anh ấy, chứ tuyệt đối không thể để đối phương nghĩ rằng tiền của tôi dễ vay.

Khi có người mượn tiền bạn, bạn cần hỏi họ: "Khi nào bạn sẽ trả lại tiền?" thì đối phương sẽ phải cho bạn biết ngày trả nợ. Và khi đến hạn, bạn có thể liên hệ với người đó để đòi tiền mà không cần ngại đối phương đang có đủ tiền để trả bạn hay không.

3/ “Hãy viết giấy nợ"

Nếu xung quanh bạn có những người bạn cùng lớp, đồng nghiệp không bao giờ liên lạc nhưng một ngày chủ động nhắn tin thì ắt hẳn, họ đang có việc muốn nhờ bạn.

Tôi có một người bạn cùng lớp cấp ba cũng như vậy. Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau quá 3 lần trong 10 năm. Tuy nhiên, từ 2 tháng trước, anh ta bắt đầu liên lạc với tôi, thường xuyên mời tôi đi ăn tối và uống rượu. 

Tôi bắt đầu tìm hiểu lý do đối phương chủ động kết nối lại với tôi. Tôi được biết rằng gần đây người bạn này thường xuyên liên lạc với các bạn cùng lớp khác để vay tiền.

Tôi đã hiểu ra tại sao người bạn này đột nhiên muốn gặp lại tôi. Nhưng trong một lần hẹn gặp mặt với anh ta, tôi tiếp tục giả vờ và đợi anh ta mở miệng. Tuần trước, anh ta nói rằng bây giờ đang gặp rắc rối và muốn vay tiền của tôi để sống.

Tôi hỏi anh ta muốn vay bao nhiêu, thì anh ta nói 50 triệu. Dẫu anh ta có kể khổ thế nào thì tôi cũng không đồng ý mà chỉ nói: “Anh viết giấy nợ đi".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tôi thấy anh ta chần chừ. Nhưng tôi vẫn tiếp tục đưa ra điều kiện: Nếu anh không có giấy chứng nhận này, tôi sẽ không cho anh vay tiền. Sau cùng, bữa ăn kết thúc trong không khí ảm đạm và anh ta không bao giờ dám nói đề nghị vay tiền từ tôi nữa.

Khi được bạn bè vay tiền, dù đối phương có kể khổ thế nào thì bạn cũng cần giấy nợ để tạo đường lui cho bản thân. Có tờ giấy thì sau này nếu đối phương muốn trốn nợ, ít nhiều bạn cũng có thể trừng phạt anh ta và chứng minh ai đúng - ai sai trong câu chuyện.

Nguyệt