Chuyên gia y tế: Cho học sinh đi học lại vào tháng 3 rất dễ rơi vào thế "trở tay không kịp"

Theo ông Bùi Quang Vinh Việc cho học sinh đi lại sớm khi chưa sang mùa nắng nóng, dịch bệnh đang phức tạp sẽ khó kiểm soát.

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, việc cho học sinh tiếp tục nghỉ học đang là vấn đề nhận được nhiều sự tâm của ngành giáo dục cũng như các bậc phụ huynh. Trả lời báo Phụ Nữ TPHCM, chuyên gia dịch tễ, phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Quang Vinh - giảng viên Trường đại học Y Dược TPHCM, việc TPHCM đưa ra kiến nghị cho chọc sinh nghỉ hết tháng 3 là do đã tham khảo ý kiến của giới chuyên môn.

Nếu cho học sinh đi học lại sẽ khó kiểm soát

Tiến sĩ Bùi Quang Vinh cho biết, dịch bệnh lần này có diễn biến phức tạp, đặc biệt là Trung Quốc. Việc điều chế thuốc điều trị hay vaccine cũng đang còn phải chờ đợi, vì vậy không có gì quan trọng bằng việc nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh. Dù chưa phát hiện ca nhiễm mới ở Việt Nam, nhưng nếu cho học sinh đi học lại sớm sẽ rất khó kiểm soát, chỉ cần 1 học sinh bị nhiễm là sẽ dẫn đến tình trạng trở tay không kịp.

Chuyên gia y tế: Cho học sinh đi học lại vào tháng 3 rất dễ rơi vào thế

Con đường lây lan là trực tiếp, nếu tựu trường, kèm theo đó là tham gia giao thông, giao thương nhộn nhịp buộc các em và các phụ huynh phải tiếp xúc với khá nhiều người, đây là một điều nguy hiểm. Nếu giảm bớt công tác cách ly vào tháng 3, tức cho học sinh đi học lại, chỉ cần một trường hợp nào đó xảy ra thì hậu quả sẽ lâu dài. Chưa kể là dịch còn lan rộng rất nhiều quốc gia, nếu chúng ta giữ được tình trạng ổn định, an toàn, chắc chắn hậu dịch sẽ có điều kiện để phát triển hơn nữa kinh tế, du lịch…

Về việc cho học sinh nghỉ học có ý nghĩa như thế nào, ông Vinh cho rằng, học sinh là đối tượng ít ảnh hưởng của dịch bệnh nhất, tỷ lệ tử vong cũng thấp hơn. Việc cho học sinh ở nhà sẽ gói gọn mọi hoạt động trong gia đình, vấn đề di chuyển giảm bớt và hạn chế dịch bệnh lây lan.

Có nhiều ý kiến cho rằng, virus covid-19 sợ nắng, khi trời ấm lên dịch bệnh sẽ đỡ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan. Thực tế là giữ vững được tình hình này đến đầu tháng 4, công tác phòng dịch cũng sẽ thuận lợi hơn.

Theo ông Vinh, các dịch bệnh lớn như SARS hay H1N1 đều có thời gian kéo dài dịch trung bình là trong vòng 18 tháng và diễn tiến ít nhất ba đợt. Thông thường tháng 4 được lấy là cột mốc khí hậu nắng lên trên toàn cầu, vì ở miền Bắc tháng 5 bắt đầu nắng, ở Vũ Hán tháng 6 bắt đầu nắng nóng. Chúng ta có quyền được hy vọng là tình trạng này sẽ được cải thiện khi trời nắng lên.

Đừng bao giờ chủ quan

Về nguyên tắc, khi xử lý dịch, cần phải cách ly và điều trị đến khi không còn bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên không bao giờ có thể giết hết 100% virus, chỉ là tỷ lệ cao hay thấp. Khi có nơi mắc nhiều ca bệnh, một thời gian, tự động virus thoái trào do có kháng thể trong cộng đồng, cộng với vấn đề thời tiết.

Một đại dịch thường có 4 giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lụi tàn, chu kỳ có thể thay đổi tùy theo loại virus, độc tính của virus thay đổi chứ không cố định theo thời gian. Thời gian ủ bệnh cho đến khi rõ ràng các triệu chứng là 5 ngày, WHO cũng khuyến cáo thời gian là 14 ngày và hy vọng sẽ an toàn trong 95% trường hợp. Nếu muốn an toàn, phải nâng lên 21 ngày, nhưng chưa có khuyến cáo từ WHO.

Ông Vinh nói: “Ngoài việc virus biến đổi, tôi nghĩ đến khả năng cao hơn, đó là con virus không bao giờ biến mất trên bệnh nhân đó. Nó giống như viêm gan B. Mật độ virus khi được cho là “khỏi bệnh” đã quá thấp, tức người lành mang trùng, nhưng virus vẫn tồn tại trong cơ thể. Về mặt y khoa, đó là điều rất quan ngại vì virus sống trong cơ thể đó mà không có triệu chứng thì đó là nguồn lây kinh khủng”.

Virus covid-19 khác với virus gây ra bệnh SARS đó là có khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể để trở thành nguồn lây bệnh. Không có điều gì chắc chắn về loại virus này còn có những đặc tính gì hay diễn biến như thế nào, tất cả chỉ dựa trên việc quan sát. Theo quy luật, con virus nào có khả năng sát thương cao lại có khả năng lây nhiễm thấp, thế nhưng điều này lại khác hoàn toàn với virus covid-19, vì vừa gây lây lan nhanh, vừa gây tử vong cao.

Đánh giá về việc kiểm soát dịch ở TPHCM

Đánh giá về việc lây lan virus, ông Vinh cho rằng, việc kiểm soát ca bệnh mới là khó. Có hai trường hợp có thể xảy ra: một vài trường hợp mới xuất hiện và chúng ta tiếp tục cô lập, kiểm soát, khống chế được;  khả năng xấu nhất là nó “bùng nổ” như Hàn Quốc, Ý thì rất khó cô lập.

TPHCM có một lợi thế duy nhất trong việc làm tốt công tác phòng dịch đó là nắng nóng, nhưng lại vướng một nhược điểm là nơi giao thương nhiều hơn các địa phương khác. Yếu tố này khiến chúng ta khó kiểm soát điều kiện dịch tễ học.

Trong 16 ca bệnh có hai du khách Trung Quốc, tức là lây lan qua việc giao thương, du lịch vì vậy trong thời gian sắp tới khả năng lây rất lớn qua đường vận chuyển, giao thương và khả năng lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra. Lây nhiễm cộng đồng có nghĩa là rất khó tìm ra được yếu tố lây nhiễm, tức tương tự như ở Hàn Quốc, Ý dù không có “yếu tố Trung Quốc” hay về từ vùng dịch nữa, mà các ca tự nhiên xuất hiện.

Vì vậy việc cho học sinh nghỉ là biện pháp tốt nhất giảm nguy cơ lây nhiễm. Quan trọng là chính sách của nhà nước về dự phòng con đường lây lan qua di chuyển, việc đeo khẩu trang hay sát khuẩn không quan trọng bằng việc kiểm soát cửa khẩu. Nên chờ thêm một thời gian nữa, từ đây đến tháng 3 để quan sát các nước, lúc đó có đối sách phù hợp cũng chưa muộn.

Thanh Mai (tổng hợp)

Đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TPHCM

Đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến đầu tiên tại TPHCM

Bệnh viện dã chiến đối phó dịch virus Corona tại TP.HCM, đặt tại Trường Quân sự TPHCM với quy mô 300 giường bệnh đã đi vào hoạt động vào sáng nay (10/2).