Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Những ký ức xưa của người lính tựa như dòng chảy ngầm, âm thầm nhưng mạnh mẽ, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và là nền tảng vững chắc cho tinh thần dân tộc, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai.

"Tôi thương đất nước tôi lắm!" là câu nói xuất hiện nhiều nhất trên mạng xã hội gần đây về một bài đăng nhắc đến những trích đoạn của một bộ phim tài liệu được giới trẻ truyền tay nhau. Có lẽ chưa bao giờ thế hệ trẻ lại tiến gần với quá khứ gian khổ và đầy đau thương của ông cha đến vậy. 

Thời gian trôi đi, đất nước ngày càng phát triển, công cuộc hiện đại hóa ngày càng in rõ khắp mọi nẻo đường. Dẫu vậy, giữa sự thịnh vượng muôn màu ấy, trong trái tim mỗi người con đất Việt vẫn khắc ghi những câu chuyện của ông cha đổi hòa bình được viết bằng máu và nước mắt.

Qua những trang giấy và những con chữ, có lẽ chẳng thể nào chúng ta mường tượng được những gian khổ mà người lính xưa phải trải qua. Chỉ khi nghe những lời gan ruột của những cựu chiến binh xưa bộc bạch kể lại, người ta mới thấy chẳng biết từ bao giờ khóe mắt cứ đỏ hoe đầy ngậm ngùi. 

Trong tập 3 của bộ phim tài liệu Giải mã mang tên Việt Nam nói về chiến dịch tiến công Bắc Tây Nguyên, sự gian khổ mà ông cha ta từng trải dần dần hiện rõ qua lời kể nghẹn ngào.

Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Mỗi người cõng ít nhất 50kg đạn, hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4 thay lương khô!

Trong Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, tình thế khi ấy gặp rất nhiều khó khăn, địa hình cũng chẳng thuận lợi, đặc biệt là đường sá chưa mở xong, địch đánh phá quyết liệt, số gạo của Đoàn 559 chuyển vào dự trữ cho chiến dịch chỉ đạt non nửa. 

Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Thiếu tướng Nguyễn Duy Khâm - Nguyên Đại úy, Phó Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 320, Nguyên Phó chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng cho biết: "Cả Sư đoàn có một trung đội xe khoảng chục chiếc nhưng không có đường vận tải, vào đến điểm đánh khoảng 5 - 7 cây số nữa, không có đường xe lại phải vận tải bộ từ chân Chư momray và chân Cao điểm 1049, chuyển thương binh, vận tải, tiếp tế đạn dược, ăn uống đều là ở đồng bằng nhưng đây phải đưa lên điểm cao. Thứ 2 nữa là hậu cần B3 không có gạo, không có đạn, đánh nhau phải chờ. Ở ngoài Bắc đưa vào thì ít, huy động tại chỗ và mua từ Campuchia sang được ít nào hay ít đó".

Bác Đặng Xuân Thái - Nguyên Chiến sĩ Đại đội 1, Tiểu đoàn 25 Vận tải, Sư đoàn 320 tâm sự rằng bộ đội vừa hành quân vừa phải nấu cơm: "Anh đi đằng trước một tay chống gậy một tay gánh, anh đi sau tay cầm bó đuốc để đun, chủ yếu toàn gạo trôi sông. Thậm chí, anh em phải ăn đến cái thuốc nổ gọi là hợp chất C4 - nó giống như kẹo dẻo của mình. Mỗi anh một tí, chỉ chừng hạt lạc mà thôi, uống tí nước vào tự nhiên thấy trong người cũng đỡ".

               
Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

"Chúng tôi đánh nhau không có bánh lương khô, chỉ bằng cơm nắm thôi. Sáng ra vài nắm cơm nắm, anh nuôi bò lên giao cho từng người xong lại bò xuống, thậm chí đang trên bò bị thương lại phải người khác thay" - bác Khâm chia sẻ về chuyện ăn uống tiếp sức ngày ấy.

Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Bác Hoàng Mạnh Cường - Nguyên Trung sĩ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội cối 82, Đại đội 14, Trung đoàn 52, Sư đoàn 320 kể thêm: "Tôi phải lật đồng đội lên xem còn cơm nắm không, tiêu chuẩn mỗi một ngày là hai lạng rưỡi, đến mình chỉ còn khoảng 2 lạng thôi, bị cháy rồi bị hao hụt đi. Hai lạng thổi trong 3 ngày liền, mỗi ngày 3 nắm, bé hơn nắm tay của tôi. Đến ngày thứ 3, nó vữa ra thì bóc lớp bên ngoài, lấy cái lõi cứng bên trong để ăn. Đói lắm".

Chuyện đói chỉ là một phần nhỏ trong quá trình đánh giặc, trong lúc hành quân lên điểm cao mỗi người lính còn phải vác thêm đạn cối. Bác Nguyễn Thanh Liêm (Nguyên Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 25 Vận tải, Sư đoàn 320) chia sẻ: "Vào gần Điểm cao 1049, mỗi đồng chí ít nhất phải vác theo 40 cân, vận chuyển cấp tốc tầm 3 quả đạn cối khoảng 51 cân".

Ở địa hình khi ấy, có hai điểm cao 1049 sang điểm cao 1015 có một thung lũng, đường trên không thì nhanh nhưng bộ đội phải đi bộ hàng ngày. Tất cả các loại đạn được mang vào trận địa khi ấy phải dùng đường bộ vận chuyển, vất vả nhất có lẽ là gùi đạn cối, đạn dài nặng cứ trĩu xuống dưới lưng và phải trèo dốc đứng rất vất vả - bác Lê Mạnh Hải (Nguyên Chiến sĩ Tiểu đội 1, Trung đội 4, Đại đội 1, Tiểu đoàn 25 Vận tải, Sư đoàn 320) chia sẻ.

Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Việc cõng đạn đã thiêu đốt đi bao sức lực của người lính, có những người lính mới lần đầu được tham gia đánh trận ở Điểm cao 1049, được giao nhiệm vụ đào hầm trên đỉnh đồi, chẳng may bị bom đánh trúng. Người còn sống vác xác đồng đội trên trận địa đi xuống, nước mỡ trên xác chảy thấm đầy áo, còn những người đồng đội khác cháy co quắp hết, không thành hình để nhận ra được ai. 

Pháo địch bắn chuẩn và bom xăng thả xuống đốt cháy hết rừng xung quanh, người lính khi ấy buộc phải lựa chọn, nếu không chết cháy thì sẽ chết đạn, phải nhảy lên dập lửa, vơ đám tro bôi hết vào mặt vào người để ngụy trang, bởi cây xanh không còn nữa

Ngay cả trong những phút giây bom đạn đì đùng bên tai, ở cứ điểm 1015 địa hình dốc đứng, địch bắn đạn phát nào trúng phát ấy, có những nỗi lòng kịp bày tỏ trước khi hy sinh. Có một câu chuyện về người lính trẻ ở Thái Bình được bác Phạm Công Quỳnh (Nguyên Thượng sĩ, Trung đội trưởng Trung đội 3, Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 kể rằng: "Trong đội có cậu Hà người Quảng Bình, cậu ấy trẻ lắm, mới có 19 tuổi, da trắng như da con gái. Đêm hôm trước cậu Hà nói với tôi rằng: "Anh ơi anh, anh có bạn gái chưa?. Đến khi bị thương, địch bắt, Hà bị địch moi mất hai con mắt".

Chuyện về Sư đoàn 320 anh hùng và sự khốc liệt của chiến tranh

Sư đoàn 320, còn gọi là Sư đoàn Đồng Bằng, là một sư đoàn chủ lực thuộc Quân đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam. Ban đầu có tên Đại đoàn, thành lập từ Trung đoàn 64 (còn gọi là Trung đoàn Quyết Thắng) và Trung đoàn 48 (còn gọi là Trung đoàn Thăng Long), chiến đấu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ do Pháp tạm chiếm, cùng các đơn vị khác. Đại đoàn 320 được bổ sung Trung đoàn Tây Tiến ở Hòa Bình.

Là một trong 6 đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân dội nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 320 được thành lập ngày 16 tháng 1 năm 1951 tại khu rừng Mống Lá, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình với mật danh là "Đại đoàn Đồng Bằng". Ngày 16 tháng 1 năm 1951, Đại đoàn Đồng Bằng ra quân trận đầu, diệt 9 đồn địch tại Kim Bí, Tây Đằng, Phố Ná, Vật Lại, Vật Phụ, Cao Độ, Phú Hữu, Quang Húc, Cao Lĩnh, Cao Độ. Từ đó, ngày 16 tháng 1 năm 1951 trở thành ngày truyền thống của Sư đoàn 320, Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy đại đoàn đầu tiên là Thiếu tướng Văn Tiến Dũng.

Chuyện xúc động về cựu chiến binh gây sốt MXH: Hành quân đói khổ phải ăn cả mìn C4, khi hòa bình thử kẹo của cháu mà nước mắt rơi!

Chiến dịch Xuân – Hè 1972, còn được biết đến với tên gọi Mùa hè đỏ lửa, là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự tại những hướng chiến lược quan trọng: Quảng Trị – Thừa Thiên Huế, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII (Nam Bộ). Cuộc tiến công bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972 và kéo dài tới 31 tháng 1 năm 1973.

Mùa hè đỏ lửa năm 1972, trên mặt trận B3 Tây Nguyên, Sư đoàn 320 tham gia chiến dịch Xuân - Hè 1972, đánh địch ở điểm cao 1049 (Delta) và 1015 (Charlie). Với chiến thắng lững lẫy tại hai điểm cao này, Sư đoàn đã hoàn thành trận then chốt nhứ nhất của chiến dịch, chọc thủng toàn bộ tuyến phòng ngự bờ tây sông Pô Kô, tạo điều kiện giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh và giải phóng một vùng rộng lớn của tỉnh Kon Tum. Trên đà thắng lợi và tinh thần chiến đấu khí thế, Sư đoàn tiến công tiêu diệt tiểu đoàn 81 biệt động quân ở điểm cao 431 (Chư Bồ), mở rộng vùng giải phóng, góp phần giải phóng Đức Cơ và Đồn 30 trước khi có hiệp định Paris.

***

Ngoài tập 3 bộ phim tài liệu Giải mã mang tên Việt Nam, để hiểu thêm về những khốc liệt và sự kiên cường gan dạ của những người lính năm ấy, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ở cuốn lưu bút "Chuyện thường ngày của lính Trường Sơn" hay cuốn "Hồi ức lính" để hiểu thêm về viên "kẹo dẻo" trắng phau, ngòn ngọt ăn chống đói của ông cha ngày ấy.

Những câu chuyện về những người lính xưa còn đọng lại, như những dòng suối nhỏ kể lại trang sử hào hùng của dân tộc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, không chỉ bởi những nỗi đau, mà còn vì lòng biết ơn sâu sắc và niềm cảm phục vô bờ bến đối với những người đã không từ bất kỳ hy sinh nào để bảo vệ Tổ quốc. Câu chuyện về những ngày tháng chống đói giữa rừng sâu bằng cách ăn mìn C4, hay việc phải san sẻ từng nắm gạo trong cả tuần dài gian khó, đều là những minh chứng cho tinh thần thép và ý chí kiên cường của họ. Gian khổ ấy, giờ đây, trở thành nguồn cảm hứng và bài học quý báu cho thế hệ trẻ, để mỗi chúng ta, khi nhìn về quá khứ hào hùng, sẽ càng thêm trân trọng hòa bình, tự hào về lịch sử và không ngừng nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Khánh Hà

Người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel Hòa bình là ai?

Người phụ nữ châu Phi đầu tiên nhận giải Nobel Hòa bình là ai?

Năm 2004, bà trở thành người phụ nữ châu Phi đầu tiên được trao Giải Nobel Hòa bình.