Cố 3 năm vẫn không có con, người vợ trẻ hoảng hốt khi bác sĩ gọi chồng mình là “cô ấy”

Có những người có ngoại hình, thậm chí cơ quan sinh dục là nam nhưng giới tính thật lại là nữ hoặc ngược lại. Chồng chị Từ là 1 trong số đó.

Chị Từ (tên nhân vật đã thay đổi) gần 30 tuổi, chồng chị ngoài 30 tuổi, hai người đã kết hôn được 3 năm và sống tại Thượng Hải (Trung Quốc). Sau 3 năm kết hôn, họ cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không có con. Chồng chị Từ luôn cho rằng “con cái là trời cho”, cả hai đều còn trẻ và khỏe mạnh nên không chị đi khám. Cho tới gần đây, áp lực sinh con từ hai bên gia đình quá lớn anh chồng mới miễn cưỡng tới bệnh viện.

Lúc đầu, họ tới phòng khám tư nhưng không tìm được nguyên nhân. Sau đó đến bệnh viện hiếm muộn nam thì bác sĩ tại đây cho rằng họ không đủ chuyên môn trong lĩnh vực rối loạn phát triển giới tính. Mặc dù rất hoang mang vì lời bác sĩ nói nhưng họ vẫn tới Bệnh viện Nhi Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc) theo lời giới thiệu vào ngày hôm sau.

Kết hôn 3 năm không thể có con, người đàn ông ngỡ ngàng khi biết mình thật ra là nữ (Ảnh BV cung cấp)
Kết hôn 3 năm không thể có con, người đàn ông ngỡ ngàng khi biết mình thật ra là nữ (Ảnh BV cung cấp)

Giáo sư Lý Bình, chuyên gia tại Khoa Nội tiết của bệnh viện cho biết: “Kết quả siêu âm chỉ ra bệnh nhân có cơ quan sinh dục nam nhưng lại không có tinh hoàn. Bệnh nhân có tử cung và có buồng trứng dù gặp phải một số vấn đề phát triển không bình thường. Đây là lý do họ kết hôn 3 năm vẫn không có con.

Kết hợp với các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chẩn đoán và Điều trị Lâm sàng các Bệnh Phát triển Giới tính của bệnh viện, chúng tôi kết luận bệnh nhân bị rối loạn phát triển giới tính (DSD), cụ thể là hội chứng lưỡng tính giả nam. Tức bệnh nhân có giới tính sinh học - giới tính thật là nữ nhưng do mắc chứng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, dẫn đến việc tuyến thượng thận tiết ra một lượng lớn androgen, gây ra hiện tượng nam tính hóa ở nữ giới”.

Bản thân chồng chị Từ cũng rất sốc khi biết được điều này. Còn chị Từ, chị ngỡ ngàng đến mức không nói nên lời rồi ngất xỉu khi bác sĩ nói rằng đúng theo giới tính sinh học thì phải gọi chồng chị là “cô ấy”.

Các dấu hiệu rối loạn phát triển giới tính (DSD) cần chú ý

Giáo sư Lý Bình cho biết, rối loạn phát triển giới tính (DSD) là một nhóm các tình trạng y tế ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh dục và các đặc điểm giới tính của một cá nhân. Những rối loạn này có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc phát triển trong suốt thời kỳ dậy thì. DSD có thể gây khó khăn trong việc xác định giới tính của cá nhân và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Ông cũng chỉ ra rằng có nhiều dạng rối loạn phát triển giới tính khác ngoài tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh giống như chồng chị Từ. Anh đã phải trải qua phẫu thuật bên ngoài để phục hồi các cơ quan sinh dục nam. Đồng thời vẫn phải tiếp tục điều trị bằng liệu pháp androgen kiểm soát tình trạng bệnh, để sống như một nam giới suốt phần đời còn lại.

Rối loạn phát triển giới tính (DSD) khiến bệnh nhân gặp vấn đề cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần (Ảnh minh họa)
Rối loạn phát triển giới tính (DSD) khiến bệnh nhân gặp vấn đề cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần (Ảnh minh họa)

Giáo sư Lý Bình cũng chia sẻ rằng những trường hợp rối loạn phát triển giới tính như vậy không phải hiếm, nhất là trong xã hội hiện đại. Họ không chỉ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe mà còn phải gánh chịu áp lực từ xã hội. Việc phát hiện bệnh sớm cũng giúp ích rất nhiều trong chữa trị và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy ông đưa ra các dấu hiệu rối loạn phát triển giới tính cần lưu ý như:

- Đặc điểm sinh dục không rõ ràng: Trẻ sơ sinh có thể sinh ra với cơ quan sinh dục không phù hợp với giới tính của chúng (ví dụ: bộ phận sinh dục bên ngoài có thể không rõ ràng nam hay nữ).

- Sự phát triển bất thường của các đặc điểm giới tính thứ cấp: Trong tuổi dậy thì, những người có DSD có thể phát triển các đặc điểm giới tính không điển hình (ví dụ: bé gái có thể phát triển lông mặt hoặc ngực, trong khi bé trai có thể không phát triển đặc điểm nam tính).

- Kinh nguyệt không đều hoặc không có: Những người phụ nữ có DSD có thể không có kinh nguyệt hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

- Khó khăn trong việc nhận diện giới tính: Trong một số trường hợp, việc xác định giới tính của trẻ có thể khó khăn dựa trên hình dáng bên ngoài.

- Vấn đề với khả năng sinh sản: Một số người có DSD có thể gặp khó khăn trong việc sinh con hoặc có vấn đề về khả năng sinh sản.

- Đau đớn hoặc khó chịu: Một số người có thể cảm thấy khó chịu với cơ thể của mình, đặc biệt là khi cơ thể không phát triển theo cách mà họ mong đợi.

Điều quan trọng là quan tâm, lắng nghe cơ thể và sớm tìm đến chuyên gia khi có các dấu hiệu bất thường này thay vì chịu đựng hoặc xem nhẹ.

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor

Ngọc Ái

Phát hiện que thử thai 2 vạch trong sọt rác, tôi kinh ngạc và lo lắng tột độ khi biết chủ nhân: U60 mà vẫn mang thai

Phát hiện que thử thai 2 vạch trong sọt rác, tôi kinh ngạc và lo lắng tột độ khi biết chủ nhân: U60 mà vẫn mang thai

Tôi cầm que thử thai 2 vạch đỏ đậm vào hỏi chồng. Anh ấy cũng ú ớ, không sao lý giải nổi.