Trong tuần qua, sau khi có khuyến cáo từ Bộ NN-PTNT, giá heo hơi tại miền Bắc ghi nhận giảm nhẹ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Trong khi đó, miền Nam lại có dấu hiệu tăng nhẹ theo đà tăng từ tuần trước. Riêng khu vực miền Trung, ghi nhận ít biến động về giá heo hơi.
Cụ thể, miền Bắc tuần qua ghi nhận nhiều biến động, thay đổi thất thường, trong đó cuối tuần rời khỏi đỉnh 92.000 đồng/kg. Tại Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang đang có giá heo hơi đạt từ 85.000 - 87.000 đồng/kg. Trong khi đó Nam Định giữ ở mức 88.000 đồng/kg và giá heo hơi tại Thái Bình vẫn đứng trên mức đỉnh 90.000 đồng/kg. Riêng Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Ninh Bình là 4 địa phương đang có giá heo thấp nhất, đạt 83.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, tuần qua ít ghi nhận biến động về giá heo hơi. Các khu vực giá heo vẫn dao động trên dưới 80.000 đồng/kg như thời điểm cách đây một tháng. Theo đó, Thanh Hoá và Nghệ An có mức giá heo hơi dừng ở 87.000 đồng/kg, giá cao nhất vùng. Tại Quảng Bình, Quảng Trị, Huế từ 80.000- 82.000 đồng/kg. Khu vực Tây Nguyên gồm Lâm Đồng và Đắc Lắc, giá heo dao động từ 80.000- 81.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, tuần qua, mặc dù vẫn chứng kiến tình trạng giảm giá nhưng nhìn chung xu hướng tăng giá là chủ đạo tại thị trường miền Nam. Giá heo khu vực này đã lên mốc 78.000 đồng/kg - 80.000 đồng/kg tăng cao so với mốc giá 75.000 đồng/kg trong tuần trước đó.
Hiện tại các địa phương phía Nam, giá heo đang nằm trong khoảng từ 78.000 đồng/kg - 80.000 đồng/kg. Riêng Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu có giá cao hơn chút, đạt đỉnh 85.000 đồng/kg. Các địa phương khác như Tây Ninh, TP.HCM, Bình Dương,… có giá heo đạt 78.000 đồng/kg.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, có 3 nguyên nhân chính đẩy giá thịt heo “lập đỉnh” mới trong đại dịch Covid-19.
Thứ nhất, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu như thịt heo tăng đột biến, dẫn tới giá tăng cục bộ.
Thứ hai, dù các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ, ngành đã làm tốt công tác đảm bảo nguồn cung và đã tăng nguồn cung thịt heo ra thị trường, nhưng theo tính toán, số lượng nhập khẩu chưa đảm bảo với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo về giá, đó là phải nhập khẩu 100.000 tấn trong Quý I/2020.
Ngay từ 10/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực trong công tác tái đàn, tuy nhiên việc tái đàn và nuôi trồng sinh học theo mô hình khép kín phải cần thời gian nhất định mới đưa đàn lợn, số lượng lợn cung ứng đủ cho tiêu thụ trong nước.
Thứ ba, nhập khẩu thịt heo đông lạnh về, nhưng lượng tiêu thụ chậm. Đó là do thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam, thích dùng thịt lợn nóng, và chủ yếu bán tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh.
Bên cạnh đó, chính vì thói quen tiêu dùng thịt lợn nóng tại các chợ truyền thống, chợ dân sinh, dẫn đến tồn tại nhiều lò giết mổ nhỏ. Do vậy, cần nhiều vệ tinh xung quanh để cung cấp đầu vào cho các lò mổ nhỏ lẻ này.
Đây chính là những khâu trung gian khiến cho giá thịt heo đến tay người tiêu dùng tại chợ truyền thống, chợ dân sinh đẩy lên tương đối cao.
Những cơ sở chăn nuôi lớn như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam khi sản xuất ra, họ có những công ty vệ tinh thu gom, một ngày thu gom 1.000-2.000 con heo.
Sau đó, lại đưa qua công ty khác từ 100-200 con, và bắt đầu chuyển cho các cơ sở giết mổ không tập trung, giết mổ một ngày 10-20 con... Như vậy, heo được vận chuyển qua nhiều khâu trung gian, khi đến tay người tiêu dùng, giá thịt heo đã tăng cao.
BẢNG GIÁ HEO HƠI CẢ NƯỚC NGÀY 16/3/2/2020 | ||
Tỉnh/thành | Khoảng giá (đồng/kg) | Tăng (+)/giảm (-) đồng/kg |
Hà Nội | 84.000-85.000 | Giữ nguyên |
Hải Dương | 74.000-75.000 | -1.000 |
Thái Bình | 88.000-90.000 | Giữ nguyên |
Bắc Ninh | 76.000-77.000 | Giữ nguyên |
Hà Nam | 85.000-86.000 | -1.000 |
Hưng Yên | 85.000-86.000 | Giữ nguyên |
Nam Định | 87.000-88.000 | Giữ nguyên |
Ninh Bình | 82.000-83.000 | -1.000 |
Hải Phòng | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Quảng Ninh | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Lào Cai | 82.000-83.000 | -1.000 |
Tuyên Quang | 85.000-86.000 | Giữ nguyên |
Cao Bằng | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Bắc Kạn | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Phú Thọ | 80.000-83.000 | GIữ nguyên |
Thái Nguyên | 85.000-87.000 | -1.000 |
Bắc Giang | 84.000-85.000 | -1.000 |
Vĩnh Phúc | 84.000-85.000 | Giữ nguyên |
Lạng Sơn | 74.000-75.000 | Giữ nguyên |
Hòa Bình | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Sơn La | 78.000-80.000 | GIữ nguyên |
Lai Châu | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Thanh Hóa | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Nghệ An | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Hà Tĩnh | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Quảng Bình | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Quảng Trị | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
TT-Huế | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Quảng Nam | 74.000-75.000 | -1.000 |
Quảng Ngãi | 81.000-83.000 | Giữ nguyên |
Bình Định | 72.000-73.000 | Giữ nguyên |
Phú Yên | 80.000-81.000 | -1.000 |
Khánh Hòa | 75.000-76.000 | Giữ nguyên |
Bình Thuận | 75.000-76.000 | Giữ nguyên |
Đắk Lắk | 74.000-75.000 | Giữ nguyên |
Đắk Nông | 77.000-78.000 | Giữ nguyên |
Lâm Đồng | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Gia Lai | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Đồng Nai | 70.000-72.000 | -1.000 |
TP.HCM | 70.000-72.000 | Giữ nguyên |
Bình Dương | 70.000-72.000 | Giữ nguyên |
Bình Phước | 70.000-72.000 | Giữ nguyên |
BR-VT | 72.000-73.000 | Giữ nguyên |
Long An | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Tiền Giang | 72.000-73.000 | -1.000 |
Bạc Liêu | 70.000-71.000 | -1.000 |
Bến Tre | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Trà Vinh | 70.000-71.000 | Giữ nguyên |
Cần Thơ | 74.000-75.000 | Giữ nguyên |
Hậu Giang | 72.000-73.000 | Giữ nguyên |
Cà Mau | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Vĩnh Long | 74.000-75.000 | Giữ nguyên |
An Giang | 84.000-85.000 | -1.000 |
Kiêng Giang | 78.000-80.000 | Giữ nguyên |
Sóc Trăng | 84.000-85.000 | Giữ nguyên |
Đồng Tháp | 79.000-80.000 | Giữ nguyên |
Tây Ninh | 75.000-78.000 | Giữ nguyên |