Ngày 14/2 vừa qua, trong cuộc họp của Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch virus covid-29, Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề nghị Sở GD&ĐT đề xuất Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch tổ chức 4 kỳ nghỉ/năm cho học sinh. Chế độ này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, với 4 kỳ nghỉ, học sinh vẫn đảm bảo nghỉ 3 tháng, trong đó nghỉ tết 1 tháng, nghỉ hè 35 ngày, còn lại mỗi kỳ nghỉ 2 tuần. Việc này đảm bảo kích cầu tiêu dừng và phân luồng, bố trí giao thông, di chuyển trong thành phố.
Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), thầy Nguyễn Quốc Bình hoàn toàn ủng hộ quan điểm này, vì hiện nay năm học đang là 2 kỳ, học sinh phải học liền 9 tháng sau đó nghỉ 3 tháng nên có nhiều áp lực, căng thẳng. Nghỉ quá dài dẫn đến chán học, quên kiến thức, đa phần nhà trường phải tổ chức lớp học hè, học thêm. Thầy Bình dẫn chứng nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng cách này để các em có thể tăng thời gian tham gia kỹ năng sống, thầy cô giáo tập huấn. Như ở nước ta những hoạt động này không có hiệu quả.
Cũng theo thầy Bình, học sinh nghỉ nhưng vẫn có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành kỹ năng, kiến thức để vận dụng vào thực tế, hoặc tham gia các dự án nhỏ vừa đảm bảo được việc học lại không gặp áp lực, rèn khả năng học đi đôi với hành. Bên cạnh đó việc thi cử không bị ảnh hưởng bởi theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hướng tới tổ chức nhiều kỳ thi đánh giá một năm, như vậy các trường, các địa phương có thể chủ động chọn lựa, sắp xếp tùy vào thực tế.
Tuy nhiên để thực hiện cần phải có các bước đi cụ thể, tính toán cẩn trọng, đưa ra khung chương trình chung, đảm bảo các mốc quan trọng như bắt đầu và kết thúc năm học. Tùy từng địa phương sẽ đưa ra kế hoạch cụ thể, vì có nhiều nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể nghỉ nhiều vào mùa đông.
TS Vũ Thu Hương, (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng từ năm 1956 Việt Nam đã có nền giáo dục thống nhất, thời gian nghỉ hè 3 tháng, các kỳ nghỉ còn lại ngắn. Việc chia ra nhiều kỳ nghỉ sẽ giúp giảm tình trạng học thêm tràn lan, đỡ gây áp lực cho phụ huynh và không ảnh hưởng tâm lý của học sinh.
Chuyên gia giáo dục này cũng đồng quan điểm cho rằng việc phân chia nhiều kỳ nghỉ sẽ phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong năm học tới, giúp học sinh có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động trải nghiệm.
56 tỉnh thành cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quyết định điều chỉnh lùi thời điểm kết thúc năm học 2019-2020 và các mốc thời gian kế hoạch năm học chung của ngành