Trẻ em thường thích các trò chơi nhập vai. Trẻ em thường đóng các nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích, chơi trò mẹ đi chợ, siêu thị, giả ông bà gù lưng, chống gậy đi lại... Trò chơi này đòi hỏi trí tưởng tượng, bắt chước ngôn ngữ, nét mặt, đồng thời liên quan đến kỹ năng giao tiếp "ảo". Từ đó, giúp trẻ phát triển kỹ năng, thúc đẩy sự phát triển trí não.
Lợi dụng sở thích này của con, anh Ân, một ông bố ở TP.HCM đã giúp con từ ghét thành yêu học Toán. Theo anh Ân, khi con trai học lớp 1, con thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở về việc "ngủ gật trong lớp", "không làm được bài tập về nhà" và thường xuyên bị đánh dấu sai trong các bài kiểm tra Toán. Anh cũng dành thời gian hàng đêm để giảng giải cho con nhưng đứa trẻ học trước quên sau, học chữ, vẽ vời thì rất hào hứng, nhưng cứ nhắc đến con số làm "quay xe" ngay.
Ảnh minh họa |
Một ngày, anh nói với con trai: "Ba tiếc khi còn nhỏ học Toán không giỏi. Con có thể làm thầy cho ba được không?". Đôi mắt đứa trẻ lóe lên niềm háo hức, trả lời: "Được rồi, con sẽ là giáo viên và ba sẽ là học sinh tiểu học". Thấy con trai rất thích thú, người cha cảm thấy đã đạt được thành công một nửa.
Bằng cách này, mỗi ngày sau bữa tối, con anh sẽ kiên nhẫn dạy cho cha những điều mà giáo viên Toán đã dạy ngày hôm đó. Người cha như một học sinh tiểu học nghiêm túc và chăm chỉ, rất tận tâm lắng nghe, đặt câu hỏi và làm bài tập về nhà. Vì phải dạy ba nên cậu bé trở nên nghiêm túc hơn trong giờ học, không chỉ bài tập về nhà gọn gàng hơn mà tỷ lệ hoàn thành bài kiểm tra của bé cũng ngày càng cao.
Được gì khi cho con chơi trò "nhập vai"?
Theo anh Ân, đây là cách anh học được từ một người bạn của mình. Trong quá trình thực hành, ông bố này nhận ra nhiều lợi ích thiết thực.
Thứ nhất, muốn dạy người khác thì đầu tiên trẻ phải hiểu bài. Không khó để chúng ta hiểu rằng khi một đứa trẻ không hiểu một phần kiến thức thì không thể dạy lại cho người khác. Làm giáo viên tiểu học đòi hỏi các em phải chăm chú nghe giảng, nắm rõ từng kiến thức, viết bài cẩn thận để biết cách giao bài tập cho ba và phải phấn đấu được kết quả tốt hơn.
Thứ hai, khi trẻ truyền đạt kiến thức cũng tương đương với việc ôn lại bài; khi trả lời các câu hỏi của ba, trẻ cũng hiểu sâu về kiến thức; khi sửa bài, trẻ ôn lại lần nữa kiến thức đó. Sự lặp lại chính là cách trẻ học.
"Khi trẻ đóng vai giáo viên, giải thích điểm kiến thức cho "học sinh", trả lời câu hỏi, chữa bài tập về nhà… trẻ sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn của thầy cô. "Thầy cô sẽ buồn vì những đứa trẻ không nghiêm túc", con nói với tôi nhiều lần như vậy. Đây chính là cách để dạy con về đồng cảm và biết ơn", anh Ân nói.
Ngoài ra, để con nắm vững kiến thức, anh Ân dạy con dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn… Anh khuyến khích bé đọc nhiều hơn các loại sách khác nhau và luôn có mặt kề bên để giải thích giúp con những từ, những nội dung chưa hiểu rõ.
"Nhiều bé không biết tóm tắt ý chính của bài học, ý nào quan trọng hơn ý nào mà chỉ viết tất cả những gì thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Vì thế, thông tin về bài học có thể lan man, không rõ ràng. Bạn có thể dạy con viết những ghi chú quan trọng. Cách này hơi mất thời gian nhưng bé sẽ học được kiến thức theo cách sắp xếp riêng của mình", anh Ân gợi ý.
Nhìn thành quả dạy con của mẹ chồng, tôi muốn đưa 2 cháu về sống với bà để được "hưởng lây"
Thế nhưng chồng tôi phản đối, anh nói con cái thì nên do bố mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ.