Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số hoặc là chết… (bài cuối)

GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John Von Neumann cho biết, doanh nghiệp không có kinh nghiệm có thể bắt đầu chậm nhưng không thể không chuyển đổi số...

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và nó đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam. Hiện nay, nó đã tạo nên những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.

GS.TS Hồ Tú Bảo chia sẻ về chuyển đổi số - Ảnh: Cẩm Viên
GS.TS Hồ Tú Bảo chia sẻ về chuyển đổi số - Ảnh: Cẩm Viên

Vì vậy người tiêu dùng Việt Nam đã chẳng còn xa lạ gì với các mô hình kinh doanh kiểu mới như Uber, Grab (trong lĩnh vực giao thông, đi lại), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)… và còn rất nhiều mô hình thành công khác từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghệp 4.0 vào trong hoạt động kinh doanh cũng như đời sống kinh tế, xã hội… Chỉ với một cú click chuột khách hàng có thể làm mua được mọi thứ cần mua và làm mọi việc cần làm.

Tại buổi trao đổi “Chuyển đổi số doanh nghiệp như thế nào?” do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, GS.TS Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John Von Neumann cho biết: “Chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh tạo ra cơ hội mới, tạo ra doanh thu và giá trị mới”.

Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang doanh nghiệp số.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho số hóa thông tin, số hóa tổ chức…Một số các doanh nghiệp duy trì mô hình sản xuất truyền thống không chịu thay đổi. Trong khi đó, Internet ra đời, công nghệ số ngày càng phát triển và thay đổi hẳn xu hướng của người tiêu dùng.

Chuyển đổi số, ứng dụng giao thông thông minh hầm Thủ Thiêm, ngồi tại chổ, có thể theo dõi 800 điểm giao thông trên địa bàn TP.HCM qua camera - Ảnh: Cẩm Viên
Chuyển đổi số, ứng dụng giao thông thông minh hầm Thủ Thiêm, ngồi tại chổ, có thể theo dõi 800 điểm giao thông trên địa bàn TP.HCM qua camera - Ảnh: Cẩm Viên

GS.TS Hồ Tú Bảo lấy một ví dụ điển hình về Nokia từng tiên phong về Mobile, chiếm lĩnh thị trường trước khi Samsung hay Apple ra đời. Nhưng họ không chú ý đến nhu cầu của khách hàng, điện thoại không chỉ dùng để gọi còn dùng để tìm kiếm internet, chụp ảnh... Nokia bắt đầu tụt hạng trên thị trường và dần biến mất. 

Chuyển đổi số đã sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách toàn diện và tổng thể các khía cạnh của đời sống, kinh tế, xã hội. Việt Nam cũng như các nước khác đang hướng đến ba thứ quan trọng của tương lai: kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.

Công nghệ số sẽ làm thay đổi cách người ta sống và làm việc: Uber hay Grab là một trong ví dụ điển hình trong công cuộc chuyển đổi số. Chỉ cần một cú bấm chuột, bạn có thể mua hoặc buôn bán hàng ngày trên chiếc điện thoại của mình.

Chuyển đổi số đã làm người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng của mình nên buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi và sáng tạo mô hình kinh doanh.

Doanh nghiệp không có kinh nghiệm có thể bắt đầu chậm nhưng không thể không chuyển đổi số.

Đang làm ăn ngon lành tại sao phải chuyển đổi?

Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, tôi đang làm ăn ngon lành như thế này? Tại sao phải chuyển đổi số?

GS.TS Hồ Tú Bảo cho biết, chuyển đổi số không phải của một cá nhân mà đó là xu hướng tất yếu của xã hội.

Chuyển đổi số đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Ví dụ, trước kia người ta phải ra chợ và dùng tiền mặt để mua những vật dụng sinh hoạt của gia đình, nhưng bây giờ có thể mua thức ăn, đồ tiêu dùng ngay trên chiếc điện thoại thông minh thông qua các phần mềm.

Phần mềm đó, có thể hoàn toàn đánh giá được chất lượng sản phẩm chúng ta đã dùng, độ dinh dưỡng…Thậm chí người ta còn làm ra những phần mềm quản lí chi tiêu dành riêng cho những bà nội.

Các bà nội trợ đi chợ bằng điện thoại
Các bà nội trợ đi chợ bằng điện thoại

Trong các hệ thống siêu thị, thì các phần mềm cập nhật đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, giá cả; người dùng chỉ có thể dùng điện thoại để biết được thông tin trên. Ví dụ đơn giản như vậy để thấy số hóa đã tác động đến cuộc sống của người dân như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp đừng đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp chúng tôi phải chuyển đổi số khi đang làm ăn ngon lành và đang phát triển…

Việc chuyển đổi số trong kinh doanh rất đa dạng. Người thì làm thủy sản, người thì làm nông nghiệp người thì làm du lịch... và mỗi loại hình kinh doanh đấy, công nghệ sẽ có những tác động và ứng dụng khác nhau.

Doanh nghiệp không nên đặt mục đích quá xa về chuyển đổi công nghệ số, vì công nghệ số luôn thay đổi liên tục, có thể bây giờ nó như thế này, nhưng 6 tháng sau nó đã là một câu chuyện khác.

Một ban trẻ đọc báo, xem thông tin chuyến xe ngay trạm chờ xe buýt, công nghệ số đã đi vào cuộc sống hằng ngày của người dân  - Ảnh: Cẩm Viên 
Một ban trẻ đọc báo, xem thông tin chuyến xe ngay trạm chờ xe buýt, công nghệ số đã đi vào cuộc sống hằng ngày của người dân  - Ảnh: Cẩm Viên 

Trong cuốn sách “cải tổ doanh nghiệp trong thời đại số” do tác giả David L Rogers đúc kết rằng: Có 5 chiến lược phát triển thời đại số.

Thứ nhất là khách hàng, đó là nhóm người tạo ra giá trị, nên ý kiến của khách hàng được coi là rất quan trọng. Thứ hai là yếu tố cạnh tranh, ranh giới đối tác, đối thủ nhiều khi phải cộng tác với nhau. Thứ ba là dữ liệu, là tài sản vô hình rất quan trọng, và phải biến nó thành thông tin và tri thức để hành động. Thứ tư là sáng tạo và thứ năm là tạo ra giá trị cho người dùng, chuyển đổi số phải xác định được giá trị cung cấp cho người tiêu dùng.

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trong tương lai gần. Vì thế, không thay đổi để thích ứng, doanh nghiệp có thể tụt hậu và bị lãng quên.

VIÊN VIÊN

theo Tin 24h

Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Ngàn lẻ rắc rối mang tên mua hàng 4.0 (bài 2)

Công nghệ số thay đổi thói quen tiêu dùng: Ngàn lẻ rắc rối mang tên mua hàng 4.0 (bài 2)

Không thể phũ nhận sự tiện ích của công nghệ mang lại cho người tiêu dùng nhưng kéo theo đó cũng lắm chuyện bi hài.