Trong một tối thứ bảy, D.J Derrick Jones (lấy nghệ danh D-Nice) live stream trực tiếp tại nhà riêng tại Los Angeles (Mỹ) khi phải cách ly tại nhà. Bắt đầu từ đầu giờ chiều, anh say mê biểu diễn đến khi trời tối, chỉ dừng một chút để có thể húp hụm nước, tắm rửa và đổi sang chiếc mũ quen thuộc của mình.
Bất chấp sự náo loạn bên ngoài, nơi này là một bến an toàn. Từng cái tên bạn bè, những người nổi tiếng, lần lượt xuất hiện khắp màn hình của anh: Rihanna, Dwyane Wade, Michelle Obama, Janet Jackson.
D.J Derrick Jones (D-Nice) |
Và khi màn đêm tiếp tục kéo dài, bữa tiệc đã chuyển sang một thứ gì đó ý nghĩa hơn là sự giải khuây đơn thuần của giới nổi tiếng. Không gian và thời gian như va vào nhau khi hàng ngàn người cùng thưởng thức cùng một bài hát, sẻ chia cùng một tâm hồn, dù bất kể họ có là ai, giống như dịch Covid-19 vậy.
Rồi bỗng nhiên, như nổi hứng, Jones hô vang những lời cảm ơn tới các y tá, bác sĩ và các nhân viên y tế. Đôi mắt anh liếc nhìn số người có mặt trong “phòng”, đang tăng dần lên con số 150.000, và dừng lại, “Chúng ta nên kêu gọi quyên góp tiền hay làm cái gì đó”, anh nêu ý kiến.
Cái mà D-Nice dường như nhận ra trong khoảnh khắc đó là thứ mà nhiều người vẫn đang thấy khi dịch Covid-19 khuynh đảo đất nước: truyền thông xã hội có thể được huy động cho một thứ lớn hơn nhiều so với việc tự quảng cáo bán thân. Các nghệ sĩ có thể dùng Youtube hay Instagram để làm khuây khỏa tình hình, giúp chúng ta có thể đến bên nhau và cùng lắng nghe một bản opera, hay xem một buổi đọc thơ, dù xa cách nhưng vẫn cùng nhau. Và quan trọng nhất, nó sẽ trở thành một thứ trung gian giúp mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Các ca sĩ nổi tiếng live stream trong buổi hòa nhạc "iHeart Living Room Concert" tại Mỹ để quyên góp chống dịch bệnh (Ảnh: iHeart). |
Trên trang Twitter, nhiều nhà văn như Shea Serrano và Roxane Gay đã kêu gọi quyên góp tiền để trả hóa đơn cũng như mua lương thực cho những người hoàn cảnh khó khăn. Các lập trình viên liên kết online để tạo ra công cụ giúp lên kế hoạch chăm sóc trẻ. Những người làm trong trại giam có thể giúp bảo lãnh và gửi dung dịch sát khuẩn tay vào các nhà tù và phòng giam, nơi virus đang hoành hành. Tổ chức quỹ GoFunMes nhanh chóng phân phát tiền giúp đỡ những cá nhân chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng như nhân viên nhà hàng, lao động tình dục hay những nghệ sĩ tự do.
Trên mạng, hàng loạt các bài tập thiền, yoga được đăng tải miễn phí. Các cách may khẩu trang hay mũ phẫu thuật cũng được đăng tải, và nhà thiết kế Collina Strada cũng bắt đầu chung sức sản xuất cho lực lượng y tế tuyến đầu. Thậm chí, nhiều người còn tạo một kênh thông tin chia sẻ cách trì hoãn thời hạn trả tiền thẻ tín dụng hay tiền thuê nhà, cũng như truyền nhau những công việc chạy vặt cho những người có nhu cầu.
Đã từng có một thời gian, các nhà tương lai học đã mơ ước một cách lạc quan về một không gian có thể tái lập xã hội. Một thế giới mạng sẽ tạo một không gian cho những cá nhân xuất chúng, và đó là một thế giới Utopia hoàn hảo. Thế nhưng rồi chúng ta đều biết chúng chỉ là một sự tưởng tượng.
Internet là một môi trường mới với nguy hiểm và tai ương. |
Thay vào đó, nhiều tai ương xã hội được kết hợp bởi sự phát triển của công nghệ. Internet được định hướng quanh trục tối đa hóa lợi nhuận, trong khi sự ngạo nghễ của hacker và sự tham lam của các tổ chức đã biến trang web một số doanh nghiệp thành vật sở hữu mà những thông tin cá nhân, các mối quan hệ, ảnh hay dòng chia sẻ bị khai thác thường xuyên vì những lý do thương mại. Thật khó có thể có một cái nhìn khác về internet trong thời đại ngày nay.
Thế nhưng, chuyến viếng thăm của virus corona lại mang đến cảm giác về một thế giới lý tưởng, ít nhất trong giai đoạn này. Nó như một hành động tự nhiên, ngày càng mạnh mẽ hơn.
Những xu hướng trỗi dậy hiện nay được xem như một phản ứng của xã hội trước những tai ương và thái độ của đám đông với sự tắc trách của chính phủ. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh. Sẽ là vô ích nếu chúng ta vẫn cố phản kháng lại sự ảnh hưởng của công nghệ đã ăn sâu vào cuộc sống, thay vào đó chúng ta nên học cách thích ứng, dùng những thứ chúng ta biết và hiểu để áp dụng vào tương lai mà chúng ta mong muốn. Internet sẽ không tồn tại nếu thiếu đi sự phức tạp, và cũng đã có rất nhiều công cụ giúp chúng ta có thể giám sát điều đó. Và có lẽ, con người đang học cách làm việc với những công cụ ấy để đem lại lợi ích cho mình.
“Tôi đã ở trong ngành công nghiệp âm nhạc hơn 30 năm nhưng không gì giống thế, việc giúp đỡ mọi người”, Jones tâm sự với nữ hoàng truyền thông Oprah trên video.
Động viên nhau qua mùa dịch theo cách lạc quan nhất
Đó không phải những số liệu khô khốc hay thông tin, khẩu hiệu hô hào chống dịch, có nhiều cách chia sẻ vui vẻ động viên nhau giữa đại dịch Covid-19.